Top 10 loài động vật dưới nước có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại Việt Nam

0
2518
Vật Phẩm Phong Thủy

Với mức độ săn bắt cũng như thay đôi môi trường sống , những loài vật dưới đây chỉ phát hiện duy nhất tại nước ta và đang năm trong tình trạng tuyệt chủng cấp cao nhất.Dưới đây là những loài động vật sống dưới nước có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại nước ta.

1.Đồi mồi
Đồi mồi (danh pháp khoa học: Eretmochelys imbricata) là một loài rùa biển thuộc họ Vích (Cheloniidae). Đây là loài duy nhất trong chi Eretmochelys. Loài này phân bố khắp thế giới, với hai phân loài Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Eretmochelys imbricata imbricata là phân loài Đại Tây Dương, còn Eretmochelys imbricata bissa được tìm thấy ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Bề ngoài thì đồi mồi trông giống như các loài rùa biển khác. Cơ thể tương đối dẹp, mai lớn để bảo vệ cơ thể, và các chi giống mái chèo. Việc con người săn bắt các quần thể đe dọa E. imbricata tuyệt chủng. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp loại đồi mồi ở cấp cực kỳ nguy cấp. Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) cấm săn bắt và thương mại các sản phẩm từ đồi mồi vì mọi mục đích.


2.Đồi mồi dứa
Đồi mồi dứa (Chelonia mydas) là một loài rùa biển thuộc họ Vích. Đây là loài duy nhất của chi Chelonia. Đồi mồi dứa phân bố tại khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hai quần thể khá khác biệt tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Giống như nhiều loài rùa biển khác, đồi mồi dứa di cư với khoảng cách khá xa giữa khu vực kiếm ăn và nơi sinh sản. Nhiều hòn đảo trên thế giới được gọi là đảo Rùa do có đồi mồi biển làm tổ và đẻ trứng trên bờ biển. Rùa cái tìm vị trí thích hợp, đào tổ và đẻ trứng vào ban đêm. Sau đó, rùa con nở ra từ trứng và xuống biển. Đồi mồi dứa có thể sống đến 80 năm trong môi trường tự nhiên.


3.Hải sâm lựu
Hải sâm lựu (danh pháp: Thelenota ananas) là một trong số ít loài hải sâm có giá trị kinh tế cao do có kích thước khá lớn, thích hợp cho nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thực phẩm.


4.Rùa da
Rùa da hay rùa luýt (danh pháp khoa học: Dermochelys coriacea) là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Dermochelys coriacea là loài duy nhất tồn tại trong họ Dermochelyidae. Rùa da không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc nhọn thuộc môi trên với các gai mọc ngược trong họng giúp nó nuốt thức ăn. Nó có thể lặn sâu đến 1.200 mét (4.200 feet). Chúng còn là loài bò sát di chuyển nhanh nhất thế giới và được ghi nhận năm 1992 bởi sách kỷ lục Guinness với tốc độ 35,28 kilômét một giờ (21,92 mph)(9,8 m/s) trong nước.


5.Vích
Vích (danh pháp khoa học: Lepidochelys olivacea) là một loài rùa biển. Cân nặng của vích hiếm khi trên 50 kg. Một nghiên cứu ở Oaxaca (Mêhicô) cho biết vích trưởng thành có cân nặng từ 25 kg đến 46 kg. Con cái nặng trung bình 35,45 kg (số mẫu n= 58), con đực thì nhẹ hơn một chút với cân nặng trung bình 33,00 kg (n=17). Vích con mới nở thường nặng từ 12,0 đến 23,3 gam. Một phần vích trưởng thành lưỡng tính. Vích đực có đuôi dài và to hơn vích cái, đuôi vích được dùng khi giao phối.


6.Cá chình Nhật Bản
Cá chình Nhật Bản (日本鰻 nihon’unag]?, (danh pháp hai phần: Anguilla japonica)) là một loài cá chình sống ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Biển Hoa Đông và bắc Philippines. Giống như các loài cá chình khác, cá chình Nhật Bản sống ở cả vùng nước ngọt và nước mặn. Nơi sinh sản của chúng nằm ở phía tây của quần đảo Mariana. Cá chình lớn bơi hàng ngàn dặm từ các sông nước ngọt ở Đông Á đến nơi sinh sản này. Ấu trùng nở ra ở biển và được hải lưu Kuroshio đưa tới gần đất liền, nơi mà chúng ăn sinh vật phù du. Khi đủ lớn, chúng đi vào cửa các con sông và bơi ngược dòng và lớn lên. Đôi khi ban đêm chúng bò lên bờ và trườn trên đất. Chúng ăn các loại tôm, côn trùng và cá nhỏ. Ở Nhật Bản, người ta ăn cá chình với tên món ăn là unagi, và người Nhật cũng dùng nó làm thuốc.


7.Cá cóc Tam Đảo
Cá cóc Tam Đảo (danh pháp khoa học: Paramesotriton deloustali), còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.

Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài 144 – 206,5mm. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá.


8.Cá rồng châu Á
Cá rồng châu Á (danh pháp khoa học: Scleropages formosus) là một loài cá nước ngọt, ở Việt Nam người ta thường biết chúng qua tên gọi là cá rồng. Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn.


9.Cá sấu Xiêm
Trong điều kiện tự nhiên chúng thích sống ở các vùng nước chảy chậm như đầm, sông và hồ. Phần lớn cá sấu trưởng thành không dài quá 3 m (10 ft), mặc dù trong điều kiện chăn nuôi có những con lai có thể dài hơn. Cá sấu Xiêm thuần chủng nói chung không gây nguy hiểm cho con người, và không có trường hợp cá sấu tấn công người khi không bị khiêu khích nào được ghi nhận.

Vì bị săn bắt cực kỳ thái quá nên loài cá sấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài đang cực kỳ nguy cấp. Năm 1992, người ta tin là loài này đã tuyệt chủng, hoặc gần tuyệt chủng trong tự nhiên. Kể từ đó, các cuộc khảo sát đã phát hiện ra những quần thể rất nhỏ tại Thái Lan (2 con). Các nhà bảo tồn đã tìm thấy ổ các cá sấu Xiêm con ở tỉnh miền nam của Lào là Savannakhet và ở khu vực xã Ea Lâm (Sông Hinh, Phú Yên) (ít hơn 100 con). Điều này làm tăng hy vọng cho loài gần như tuyệt chủng này có cơ hội sống sót.

Tại Công viên Quốc gia Bang Sida tại Thái Lan, gần Campuchia, hiện có một chương trình đưa cá sấu Xiêm trở lại tự nhiên. Một số cá sấu con đã được thả vào các vùng nước hẻo lánh trong tự nhiên trong khu vực công viên quốc gia, mà khách tham quan không tới được.

Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Phnom Tamao ở Campuchia, người ta đã tiến hành nghiên cứu DNA của 69 cá sấu năm 2009, và xác nhận rằng 35 trong số đó thuộc họ C. Siamensis thuần chủng. Những nhà bảo tồn thuộc tổ chức Fauna and Flora International and Wildlife Alliance đã có kế hoạch sử dụng những cá sấu này để nhân giống, hợp tác với Bộ quản lý rừng Campuchia.


10.Cá toàn đầu
Cá toàn đầu (danh pháp: Chimaera phantasma) là loài cá biển thuộc họ Chimaeridae. Loài này phân bố ở Australia, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, Hàn Quốc, New Caledonia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Loài này đang bị đe dọa mất môi trường sống.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN