Nhật Bản có truyền thống thượng võ lâu đời do những cuộc nội chiến liên miên, mặc dù quốc gia này trong suốt trường kỳ lịch sử chưa hề bị xâm lược và đô hộ bởi ngoại bang ngoại trừ giai đoạn ngắn ngủi các samurai phải đương đầu với đội thủy binh hùng mạnh của Mông Cổ. Và ngoài ra , xứ sở anh đào còn có rất nhiều môn võ được nhiều người đam mê võ thuật tập luyện.
1.Nhu thuật
Nhu Thuật (柔術; Jujitsu, Jiu-Jitsu) là một danh từ gọi chung cho nhiều môn phái võ thuật cổ truyền của người Nhật. Nhu Thuật xuất nguồn từ giai cấp võ sĩ samurai xưa ở Nhật Bản dùng tay không để tự vệ và chống cự lại đối thủ có võ trang hay không võ trang. Vì các samurai nhận thấy rằng phương pháp đấm đá của các bộ môn võ khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp, họ phát minh ra phương pháp dùng quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay, khóa chân,… để kháng cự địch thủ. Những phương pháp này nói chung là dựa trên lý thuyết dùng sức công của đối phương để kềm chế địch thủ, thay vì chống trả trực tiếp.
Nhu thuật có rất nhiều phương pháp khác nhau, vì thế từ nó đã nảy sinh ra nhiều môn phái khác nhau. Nhu Đạo (Judo) là môn võ nổi tiếng nhất được bắt nguồn từ Nhu thuật. Jigoro Kano, ông tổ môn Judo Nhật Bản cũng là một cao thủ môn nhu thuật, dựa theo những kĩ thuật vật, khóa, đè,… của môn này mà ông sáng tạo ra Judo. Ngoài ra còn có các môn võ khác như Aikido,… hoặc môn phái hiện đại khác như Nhu thuật Brazil,… đều có nguồn gốc chính thức từ Nhu thuật.[cần dẫn nguồn] Đây còn là một môn võ được coi là tổng hợp các tinh hoa của võ thuật phương Đông vì nó bao gồm cả các cách tấn công như: vật, khóa, đè, đấm, đá, điểm huyệt, đánh vào quan tiết,…
2.Ninjutsu
Ninjutsu (忍術 (Nhẫn giả)?) đôi khi được dùng thay thế cho cụm từ hiện đại ninpō (忍法 (Nhẫn pháp)?), là chiến lược và chiến thuật của chiến tranh ngoại lệ, chiến tranh du kích và gián điệp được thực hiện một cách công khai bởi những shinobi (thường được gọi ở các nước khác ngoài Nhật bản, tương tự như ninja). Ninjutsu từng là một môn học quân sự riêng biệt ở một số ngôi trường cổ của Nhật bản, tích hợp nghiên cứu các môn võ thuật (taijutsu) thông thường cùng với shurikenjutsu (thủ lý kiếm thuật), kenjutsu (kiếm thuật), sōjutsu (thương thuật), bōjutsu (bổng thuật) và những loại khác.
Dù hiện đang có một tổ chức võ thuật quốc tế tiêu biểu cho một số phong cách hiện đại của ninjutsu nhưng dòng lịch sử của những phong cách này hiện vẫn đang gây tranh cãi. Một số trường phái tự nhận là hậu duệ chính thống của thuật này, nhưng ninjutsu không bị tập trung hóa giống các môn võ thuật hiện đại khác như judo hay karate. Togakure-ei được cho là loại hình lâu đời nhất được ghi chép lại, và đã tồn tại được qua thế kỷ 16.
3.Karate
Karate (空手, からて) hay Karate-Do (空手道, からてどう)-(Hán Việt: Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.
4.Sumo
Sumo (相撲, すもう, sūmo)là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản. Hai lực sĩ Sumo sẽ phải đấu với nhau trong một vòng tròn gọi là dohyo (土俵) có đường kính khoảng 4,55 mét (hay 15 shaku theo đơn vị đo chiều dài ở Nhật Bản). Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc.
5.Kendo
Kendo (剣道 (劍道) (Kiếm đạo)/ けんどう Kendou?, Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm), là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật, ví dụ như kenjutsu Katori Shintō-ryū. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được đề ra bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản là để “trui rèn nhân cách con người thông qua đường kiếm” Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có người chuộng phần thể thao.
Liên đoàn Kendo quốc tế (The International Kendo Federation – FIK) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ 41 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau