Đa số các quốc gia hiện nay đã lên chế dộ tư bản từ rất lâu , nhưng ngoài nước ta còn những quốc gia nào vãn theo mô hình nhà nước cộng sản , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
1.Cuba
Cuba, tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba (tiếng Tây Ban Nha: Cuba hay República de Cuba, IPA: [re’puβlika ðe ‘kuβa]) là Quốc gia bao gồm đảo Cuba (hòn đảo hình con cá sấu vươn dài trên biển Caribe, cũng là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Đại Antilles), cùng với đảo Thanh Niên (Isla de la Juventud) và các đảo nhỏ xung quanh. Cuba nằm ở phía bắc Vùng Caribe ở giao điểm của ba miền biển lớn: Biển Caribe, Vịnh Mexico và Đại Tây Dương. Cuba nằm ở phía nam miền đông Hoa Kỳ và Bahamas, phía tây Quần đảo Turks và Caicos và Haiti và phía đông México. Quần đảo Cayman và Jamaica ở phía nam.
Cuba là quốc gia đông dân nhất vùng Caribe. Nước này có trình độ kinh tế ở mức khá cao (PPP đầu người hạng 58 thế giới vào năm 2013), trong khi các thành tựu về y tế và giáo dục đạt mức tương đương với các nước phát triển trên thế giới, với tuổi thọ bình quân của người dân là 79 tuổi (hạng 32 thế giới năm 2015) và gần như không có người mù chữ.
Dân chúng và văn hóa Cuba kết hợp từ nhiều nguồn dựa trên quá trình nhân chủng, lịch sử và địa lý: bộ tộc người bản xứ Taíno và Ciboney, lịch sử thời kỳ Tây Ban Nha thống trị, chế độ đồn điền nhập cư nô lệ châu Phi, và vị trí địa lý gần Hoa Kỳ. Hòn đảo này có khí hậu nhiệt đới nhưng điều hòa bởi vùng biển bao quanh; tuy nhiên vì nhiệt độ cao của Biển Caribe và địa thế hầu như chắn ngang Vịnh Mexico, Cuba hằng năm thường hứng chịu những trận bão lớn.
2.Lào
Lào (tiếng Lào: ລາວ, phát âm tiếng Lào: [láːw], Lāo), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.
Lào là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng, theo chủ nghĩa Marx và do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền. Thủ đô của Lào là Vientiane, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse. Lào là một quốc gia đa dân tộc, người Lào chiếm khoảng 60% dân số, họ chủ yếu cư trú tại vùng thấp và chiếm ưu thế về chính trị và văn hoá. Các dân tộc Môn-Khmer, H’Mông, và dân tộc bản địa vùng cao khác chiếm khoảng 40% dân số và sống tại khu vực đồi núi.
3.Trung Quốc
Trung Quốc (tiếng Trung: 中国), tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国), là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan.
4.Việt Nam
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á.
Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng đang trong vòng tranh chấp với Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Philippines.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết, UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác.] Kể từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong những năm sau. Việc đổi mới kinh tế thành công đã dẫn đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách kinh tế – xã hội, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực như tỷ lệ hộ nghèo còn cao, bất bình đẳng về thu nhập cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém và tình trạng bất bình đẳng giới tính còn nhiều.