Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Lào Cai

0
6216
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Lào Cai.

1.Chùa Tân Bảo
Tên thường gọi: Chùa Lê Lợi

Chùa tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh biên giới hai nước Việt – Trung (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với diện tích 1.500 m2. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Theo truyền tụng của người dân địa phương, thì chùa có từ thời Trần. Ngôi chùa bấy giờ to đẹp, nổi tiếng linh thiêng, lại gần cửa khẩu biên giới nên thường xuyên có đông đảo khách thập phương đến lễ bái.

2.Đền Thượng (Lào Cai)
Đền Thượng ở Lào Cai còn gọi là Thánh Trần Từ nằm trên địa bàn phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.Đền được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tọa lạc trên núi Mai Lĩnh trên độ cao 120m so với mực nước biển. Đền Thượng là nơi từng được Trần Quốc Tuấn đã chọn làm nơi hỏa hiệu cho quân đội chống giặc phương bắc.

Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, hình chữ công, giữa là chính điện 2 bên có tả vu và hữu vu. Phía sau đền ngược lên phía trên là ngôi chùa Phương Đình, có bia đá khắc, ghi sự tích ngôi đền và đề tựa vắn tắt công lao của Trần Quốc Tuấn.

Hằng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng giêng, ngoài ra còn tiến hành lễ dâng hương ngày 20 tháng 8 âm lịch vào chính giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng công nhận di tích lịch sử văn hóa các cấp quốc gia.


3.Đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng dưới chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam; cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bẩy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bản làng. Đây là địa chỉ thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên. lịch Ông Hoàng Bảy,Sự Tích Ông Hoàng Bảy

4.Đền Mẫu Lào Cai
Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại cộc mốc biên giới số 102 giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần Cửa khẩu quốc Lào Cai; xưa thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa; nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, Việt Nam.

Đền Mẫu Lào Cai được nhân dân vùng cửa ải Lê Hoa thuộc phố Bảo Thắng xưa, xây dựng từ thế kỷ 18. Ban đầu, đền chỉ là một ngôi thờ nhỏ bên bờ sông Hồng và sông Nậm Thi; qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, ngôi đền hiện nay đã khang trang với 9 gian thờ.


5.Đền Cấm Lào Cai
Đền Cấm nằm ở khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai, có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần và vai trò đặc biệt của Tướng quốc Trần Quốc Tuấn…
Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ XVI, sau bao thăng trầm vẫn giữ được một số sắc phong và cây mít cổ thụ. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp gồm 2 phần là tòa đại bái và hậu cung. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian không những của người dân thành phố mà cả du khách thập phương, tô đẹp thêm truyền thuyết xưa – truyền thuyết về tình nghĩa quân dân nơi biên giới. Đền Cấm tổ chức lễ hội chính vào ngày thìn tháng bảy (âm lịch) hàng năm, làm lễ giỗ cho 5 vị binh sĩ nhà Trần. Người dân coi đây là ngày giỗ “xóa tội vong nhân” cho 5 vị binh sĩ; do đó cùng nhau đóng góp gạo thịt…để tổ chức. Phần lễ của di tích được tổ chức khá khang trang theo trình tự. Bên cạnh phần lễ còn diễn ra phần hội được tổ chức vui vẻ với các trò chơi truyền thống như ném còn, đánh én…ngoài ra nơi đây còn là nơi tổ chức lễ hội xuống đồng hàng năm. Ngày 27/12/2001 Đền Cấm được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc Gia theo Quyết định số 51/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN