Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Cần Thơ

0
1686
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Cần Thơ.

1.Chùa Ông
Chùa Ông (Cần Thơ), tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán (chữ Hán: 廣肇會館;广肇会馆) ); tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.

Sở dĩ có tên Quảng Triệu Hội Quán(廣肇會館;广肇会馆) là vì chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa Quảng Đông thuộc hai phủ Quảng Châu 廣州 và Triệu Khánh 肇慶 (đều thuộc tỉnh Quảng Đông 廣東, Trung Quốc) theo dòng di dân sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỷ 17-18. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Chùa Ông, vì ở chính điện thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công).

Chùa được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20, và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành. Và cũng như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh bến Ninh Kiều.


2.Chùa Bảo An  
Chùa ở đường cũng khá lớn diện tích cũng nhỏ thôi. Hay gọi là Bảo An tự. Bên ngoài có 2 của chính mình đi sáng cửa chính thường đóng chỉ mở của phụ thôi. Chỉ mơ vào dịp lễ lớn thì phải. Phía trước có ngon tháp mình k biết từ chính xác để gọi cũng khá cao. Nét cổ kính của chùa góp phần vào nên văn hoá đa dạng đậm đà kiến trúc Phật giáo của nhân dân ta. Nét đẹp chùa chiền của quê hương xứ sở.

3.Chùa Phật Học  
Chùa tọa lạc ở số 11 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa trước đây là trụ sở của Hội Phật học Nam Việt tỉnh Cần Thơ, được Hội Phật học kiến tạo vào năm 1951.
`Chùa trải qua nhiều đời trụ trì. Hòa thượng Thích Thiện Phước về trụ trì chùa từ năm 1965 là vị trụ trì lâu năm nhất. Hòa thượng viên tịch năm 1993. Đại đức Thích Minh Thông kế vị trụ trì đã tiếp tục có nhiều đóng góp và phát huy vai trò của chùa trong những hoạt động Phật sự tại địa phương.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Ba pho tượng lớn tôn trí ở trung tâm là tượng đức Phật A Di Đà, đức Phật Thích Ca và đức Phật Dược Sư. Chùa là nơi quy tụ đông đảo Phật tử đến sinh hoạt và nghe giảng pháp, cùng nhiều đoàn khách trong nước, nước ngoài tham quan, chiêm bái.

4.Chùa Nam Nhã  
Chùa Nam Nhã (tên chữ Hán: 南雅佛堂 – Nam Nhã Phật Đường); tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Ngôi chùa không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước của một số sĩ phu và người dân Việt Nam. Ngày 25 tháng 1 năm 1991, chùa Nam Nhã đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia .

5.Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một thiền viện thuộc hàng lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ, tính đến thời điểm năm 2014

Thiền viện được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 (19 tháng 6 năm Quý Tỵ), trên một diện tích 38.016 m². Sau nhiều tháng thi công, thiền viện đã được khánh thành vào ngày 17 tháng 5 năm 2014 (19 tháng 4 năm Giáp Ngọ).

Chánh điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách nhà Lý. Lầu trống và Gác chuông (đại hồng chung nặng 1,5 tấn) được làm theo kiểu tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình. Đáng chú ý, phần gỗ trong 4 hạng mục này đều là gỗ lim được nhập từ Nam Phi (tổng cộng khoảng 1.000 khối).

Bên trong chánh điện, ở giữa là tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 3, 5 tấn, tạc ở tư thế ngồi và tay cầm cành hoa (niêm hoa vi tiếu); hai bên là tượng Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Văn Thù. Bên trong Tổ điện là tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngoài tượng Phật Thích Ca là được đúc bằng đồng, các tượng thờ khác ở đây đều được bằng tạc bằng gỗ du sam đá vôi có tuổi thọ khoảng 800 năm.

Ngoài ra, trong khuôn viên còn có các hạng mục khác như: Quan Âm điện, Di Lặc điện, chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược, v.v…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN