Top 6 cuốn sách về các nhà triết gia được mua nhiều nhất hiện nay

0
1503
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 6 cuốn sách về các nhà triết gia được mua nhiều nhất hiện nay

1 Triết Học Cho Bạn Trẻ – “Chat” Với René Descartes
Một cuộc trò chuyện giả tưởng giữa tác giả cùng với René René Descartes – một nhà toán học; một triết gia lỗi lạc, được xem là cha đẻ của triết học hiện đại. Cách viết hài hước, giải thích những tư tưởng của Descartes một cách đơn giản, giúp bạn đọc tiếp cận với triết học của học giả lớn dễ dàng hơn. Và qua đó, bạn đọc cũng có thể hiểu thêm về Descartes, một con người lánh đời, luôn mang nhiều ước vọng và luôn nỗ lực để phá bỏ sự chi phối hoàn toàn của phái Kinh viện trong Triết học.

2 Các Nữ Triết Gia Trong Lịch Sử Nhân Loại
Triết học – dù ở phương Đông hay phương Tây – dường như không phải là lãnh địa của phụ nữ, trong khi ở mọi hoạt động trí tuệ của con người đều có những gương mặt chói sáng của các bậc anh thư. Phải chăng hoạt động triết lý với tư duy trừu tượng, với những lập luận tư biện rắc rối, những khái niệm siêu hình mờ ảo không mấy thích hợp với người nữ thường thiên về lãnh hội trực quan và cảm tính?

Tuy nhiên, đó chỉ là cảm nhận bề ngoài và của những người “ngoại đạo”. Các từ điển triết học tổng kết thành tựu triết lý từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 đã cho chúng ta một danh sách khoảng… 80 gương mặt nữ xuất sắc, trong số đó có không ít những tên tuổi lừng lẫy mà các triết gia nam giới, kể cả các bậc đại sư, hết sức kính nể.

Các nữ triết gia trong lịch sử nhân loại là một hợp tuyển giới thiệu các nhà triết học nữ lỗi lạc trong thế giới triết học phương Tây, với đầy đủ phần thân thế và sự nghiệp, trước tác và ý tưởng chủ đạo. Sau đó là phần trích văn những gương mặt nổi bật nhất. Độc giả sẽ cảm nhận được nhiều điều lý thú mà vẫn không đến nỗi quá khó hiểu trong chuyến du hành vào vương quốc của những khái niệm trừu tượng.

3 100 Triết Gia Tiêu Biểu Thế Kỷ XX
Có thể nói triết học là khoa học của các khoa học. Từ cổ chí kim, khoa học hạt nhân này luôn có ảnh hưởng và chi phối đến nhận thức và hoạt động thực tiễn của nhân loại. Lịch sử triết học gắn với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người.

Từ Adorno đến Zang Binglin (Chương Bính Lân), quyển sách này cung cấp một phân tích phê phán về hành trang, sự nghiệp, và biên độ ảnh hưởng của những khuôn mặt lỗi lạc nhất trong tư tưởng triết học thế kỷ XX. Mỗi mục từ bao gồm:

– Những sự kiện tiểu sử – năm sinh, năm mất, giáo dục, các nhiệm chức trải qua.

– Trình bày, thẩm định những tư tưởng và những thành tựu của từng triết gia.

– Danh sách những tác phẩm chính của họ.

– Những nguồn có uy tín nhất viết về họ.

Nơi đây có mặt những “cao thủ thượng thừa” về tư tưởng từ khắp năm châu bốn bể, nhưng chủ yếu nhất và đông đảo nhất, là các đại diện từ những miền đất giàu truyền thống tư duy Châu Âu lục địa, Anh – Mỹ và Châu Á: Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản… những người được chọn vào đây vì tầm sâu rộng, tính độc đáo của tư tưởng và ảnh hưởng lớn của họ vào đời sống tinh thần của thế kỷ vừa qua và hiện nay.

Một công trình biên soạn uy tín của hơn bốn mươi Giáo sư Triết học từ các Đại học danh tiếng Anh – Mỹ hẳn sẽ là một đóng góp xuất sắc cho buổi “đại yến văn hóa tư tưởng”, sẽ đáp ứng được khẩu vị thưởng ngoạn tinh tế và cao nhã của thành phần độc giả ưu tú, chọn lọc.

4 Nhập Môn Triết Học Chính Trị
“Nhập môn triết học chính trị” là bộ môn nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền. Mục tiêu nghiên cứu của bộ môn này nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bới các nhà triết học.

Sách được trình bày sống động với hình minh họa giúp bạn khởi đầu tiếp cận với bộ môn này được dễ dàng.

5 Nhập Môn Triết Học
Nhập môn triết học là một cẩm nang lý thú đưa ta đến với những câu hỏi đầy khiêu khích và kỳ quái của các triết gia lớn phương Tây cùng các tư tưởng chủ đạo của họ. Sách được trình bày một cách sống động, dễ hiểu và dễ tiếp cận bởi người có nhiều năm giảng dạy Triết học – Dave Robinson cùng phần minh họa của nhà thiết kế Judy Groves.

6 101 Triết Gia
Khác với nhiều ngành khoa học khác, triết học (có lẽ Đông Tây đều giống nhau?) không phải là một “kho” tri thức có sẵn, hoàn chỉnh để ta có thể “dùng theo nhu cầu”! Một kiến thức đơn thuần có tính lịch sử về triết học quá khứ quả chẳng giúp được gì mấy cho người đến sau. Nhưng, nó sẽ rất bổ ích khi góp phần soi sáng chính cái “không gian” ta đang sống thực, vì, bất cứ ai trong chúng ta, với tư cách người học, người đọc, người yêu triết học, đều có quyền “gặp gỡ” những triết gia trong quá khứ, tìm được nơi họ sự giải đáp, lời gợi mở hay niềm an ủi, nếu ta biết lắng nghe và nhất là, biết cách đặt câu hỏi đúng. Jaspers viết thêm: “Họ khích kệ ta và họ luôn khiêm tốn. Bản tính của các triết gia lớn là không muốn có những môn đệ mà muốn có được những người đồng đẳng. Vì thế, dù với tất cả lòng kính mộ, ta chỉ có thể đến được gần họ khi bản thân ta cũng biết “triết lý””.

Trong tinh thần đó, các sách công cụ (hay cả người thầy giáo, nói như Jaspers) thật ra chỉ làm nhiệm vụ của kẻ tự giới thiệu. Người giới thiệu biết lánh mặt đi khi cuộc đối thoại bắt đầu. Không một bộ sách công cụ nào có thể bao quát hết mọi thứ, có thể giới thiệu với độ sâu như nhau đối với mọi triết gia, và nhất là, từ khuôn khổ giới hạn của nỗ lực ấy, càng phải tránh làm cho người đọc ngộ nhận về tầm cỡ và nội dung phong phú của từng triết gia. Người đọc, sau bước làm quen sơ bộ, rút cuộc đều phải tự mình làm việc với bản thân triết học, thông qua việc nghiên cứu nguyên tác và …. đối diện với chính mình.

Mặt khác, khi đọc sách công cụ, ta thường có cảm tưởng rằng người trình bày hay giới thiệu nhất thiết phải đứng trên một “vị trí cao hơn” để “nhìn xuống” đối tượng được trình bày. Cảm tưởng – hay đúng hơn, ảo tưởng ấy – càng dễ xảy ra trong việc giới thiệu triết học. Thật ra, ta dễ đồng ý với nhau rằng, thật khó có thể “đứng trên nhìn xuống” các triết gia, nhất là các triết gia lớn, và càng không thể nhìn “thấu suốt” được họ. May ra, ta chọn được đúng vị trí để có thể “ngước lên” nhìn họ. Ta học cách tìm hiểu họ, để họ hy vọng họ có thể đối thoại với ta đúng theo cách mà ta đã đi đến với họ:”Cổ đạo chiếu nhan sắc”. Nhưng, kỳ cùng, chỉ có sự phê phán ở bên trong hành vi nội tâm của ta mới giúp ta biết phân biệt giữa sự bắt chước bì phu, hời hợt bên ngoài với sự “trùng phục” hay “lặp lại” nhưng một cách căn nguyên từ nền tảng; nói khác đi, biết phân biệt giữa “con vẹt” và “sự tiếp bước”. Ta chỉ dần dần thu hoạc được điều này sau khi ta đã nỗ lực tìm hiểu những gì các bậc triết gia đi trước đã làm.
Tóm lại, thật ảo tưởng khi chờ đợi hay đòi hỏi quá nhiều ở các bộ sách công cụ, nhưng cũng thật ngây thơ khi không thấy hết sự cần thiết của chúng. Một “hành trang” – kể cả “hành trang tinh thần” – không thể có được từ hư vô. Sách công cụ là người trợ thủ đắc lực giúp ta chuẩn bị hành trang ấy bước và ngay trong khi ta….. tự mình dấn bước lên đường.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN