Giải Quả cầu vàng (tiếng Anh: Golden Globe Awards) là một giải thưởng của Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood trao hàng năm cho các cống hiến xuất sắc trong ngành kỹ nghệ giải trí, cả ở Hoa Kỳ lẫn nước ngoài, và nhằm hướng sự chú ý của công chúng vào phim và chương trình truyền hình hay nhất. Với nội dung hấp dẫn và diễn xuất tuyệt vời , bạn không nên bỏ qua những bộ phim ca nhạc dưới đây.
1.Một người Mỹ ở Paris
Một người Mỹ ở Paris (tiếng Anh: An American in Paris) là một phim ca nhạc do hãng MGM sản xuất năm 1951, lấy hứng từ bản nhạc An American in Paris do George Gershwin sáng tác cho dàn nhạc, năm 1928. Phim này do các ngôi sao Gene Kelly, Leslie Caron và Oscar Levant diễn xuất, được quay tại Paris, do Vincente Minnelli đạo diễn, từ kịch bản của Alan Jay Lerner. Nhạc do George Gershwin sáng tác, với lời do người em Ira viết, cùng với nhạc bổ sung của Saul Chaplin, chỉ đạo nhạc.
Truyện phim xen rải rác nhiều show múa do Gene Kelly biên đạo. Các bài hát và nhạc, trong đó có các bài “I Got Rhythm,” “I’ll Build A Stairway to Paradise,” “‘S Wonderful,” và “Our Love is Here to Stay”. Đỉnh cao nhất là bài múa ballet “The American in Paris”, kéo dài 18 phút do Gene Kelly và Leslie Caron biểu diễn theo bài An American in Paris của Gershwin Riêng màn múa ballet này đã tốn hết hơn nửa triệu dollar, một số tiền khá lớn thời đó.
2.Người đẹp và quái thú
Người đẹp và quái thú (tiếng Anh: Beauty and the Beast) là một bộ phim hoạt hình nhạc kịch thể loại kỳ ảo lãng mạn của Mỹ, sản xuất năm 1991 bởi Walt Disney Feature Animation và được Walt Disney Pictures phát hành. Dựa trên câu chuyện cổ tích được biết đến nhiều qua ngọn bút của nữ tiểu thuyết gia người Pháp Jeanne-Marie Leprince de Beaumont, Người đẹp và quái thú là bộ phim hoạt hình thứ 30 trong Walt Disney Animated Classics series và là bộ phim thứ ba trong Thời kì Phục hưng của Disney.
Người đẹp và quái thú lần đầu công chiếu ở Liên hoan phim New York vào ngày 29 tháng 9 năm 1991, sau đó được phát hành rộng rãi tại các rạp vào ngày 22 tháng 11 và nhận được những phản hồi vô cùng tích cực. Bộ phim cũng là một thành công lớn về doanh thu phòng vé, đã thu được hơn 424 triệu USD toàn cầu. Người đẹp và quái thú đã nhận được đề cử cho một số giải, giành được Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất. Quan trọng nhất, Người đẹp và quái thú đã trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử cho Giải Oscar cho phim hay nhất. Bộ phim cũng nhận được thêm năm đề cử giải Oscar nữa, trong đó có Nhạc phim gốc hay nhất, Âm thanh xuất sắc nhất, và ba đề cử riêng biệt cho giải Bài hát gốc hay nhất. Cuối cùng, bộ phim đã giành được các giải Nhạc phim gốc hay nhất, trong khi giải Bài hát gốc hay nhất thuộc về bài hát chủ đề của phim. Vào năm 2002, Người đẹp và quái thú được Library of Congress ghi nhận là một bộ phim “có đóng góp quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ ” và được chọn để lưu trữ và bảo tồn tại National Film Registry (Cơ quan lưu trữ phim quốc gia).
3.Giấc mơ danh vọng
Giấc mơ danh vọng (tên gốc: Dreamgirls) là một bộ phim ca nhạc Mỹ của đạo diễn Bill Condon được công chiếu lần đầu vào năm 2006, do hai hãng DreamWorks Pictures cùng Paramount Pictures hợp tác sản xuất và phát hành. Bộ phim được chiếu ra mắt tại ba roadshow đặc biệt bắt đầu vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, phát hành chính thức trên toàn nước Mỹ vào 25 tháng 12 năm 2006. Dreamgirls đã giành tổng cộng 3 giải Quả cầu vàng năm 2007, trong đó có giải Phim xuất sắc nhất thuộc thể loại Hài kịch hay Nhạc kịch, đồng thời cũng chiến thắng ở hai hạng mục tại lễ trao giải Oscar lần thứ 79.
Bộ phim có sự tham gia của những ngôi sao như Jamie Foxx, Beyoncé Knowles, Eddie Murphy, và Jennifer Hudson, người đã nhận giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn Effie White. Nhà sản xuất của phim là Laurence Mark; kịch bản đã được Bill Condon chuyển thể từ kịch bản gốc của Tom Eyen và các ca khúc do Eyen cùng Henry Krieger sáng tác. Bốn ca khúc mới, do Krieger viết nhạc và nhiều người khác soạn lời, đã được đưa thêm vào trong phim.
4.Moulin Rouge!
Moulin Rouge! “Cối xay gió đỏ!” (phát âm trong tiếng Anh là: /muːˈlɑːn ˈruːʒ/,tiếng Pháp là:: [mulɛ̃ ʁuʒ]). Là một bộ phim ca nhạc lãng mạn sản xuất vào năm 2001 bởi đạo diễn Baz Luhrmann. Theo các nguyên tắc Red Curtain Cinema, bộ phim dựa trên truyền thuyết Orphean và vở opera La Traviata của Giuseppe Verdi. Bộ phim kể về câu chuyện của một nhà văn, nhà thơ trẻ tuổi người Anh tên Christian (Ewan McGregor), người đã phải lòng Satine (Nicole Kidman), ngôi sao của Moulin Rouge, diễn viên nhà hát và là gái điếm. Bộ phim có sử dụng âm nhạc của khu phố Montmartre, Paris, Pháp. Bộ phim đã nhận được 8 giải thưởng Oscar, bao gồm giải hình Hình Ảnh đẹp nhất, 2 giải cho chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế trang phục. Đây là lần đầu tiên một bộ phim âm nhạc đoạt giả hình ảnh đẹp nhất trong vòng 22 năm. Bộ phim được quay tại trường quay Fox tại Sydney, Australia.
5.Những kẻ khờ mộng mơ
Những kẻ khờ mộng mơ (tên gốc: La La Land)[4] là bộ phim nhạc kịch lãng mạn xen lẫn chính kịch hài hước của Hoa Kỳ năm 2016, do Damien Chazelle biên soạn và đạo diễn. Bộ phim có diễn xuất của Ryan Gosling, Emma Stone, J. K. Simmons, John Legend và Rosemarie DeWitt. Phim theo chân một nhạc sĩ và một nữ diễn viên đầy tham vọng, khi họ gặp gỡ và yêu nhau tại Los Angeles. Tựa đề của phim ám chỉ thành phố Los Angeles và một thành ngữ đề cập tới vùng đất hư cấu, đầy huyền ảo.
Chazelle viết kịch bản cho Những kẻ khờ mộng mơ năm 2010 nhưng không thể tìm được hãng phim chịu hợp tác kinh phí hay chấp nhận chỉ đạo nghệ thuật của anh. Sau thành công của Whiplash (2014), Summit Entertainment hồi sinh lại dự án này. Phim công chiếu tại Liên hoan phim Venice ngày 31 tháng 8 năm 2016 và phát hành tại Hoa Kỳ ngày 9 tháng 12 năm 2016. Tính tới ngày 15 tháng 1 năm 2017, phim đã thu về 128 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu, so với kinh phí chỉ 30 triệu đô-la Mỹ.
La La Land nhận được nhiều lời khen ngợi trong thời gian phát hành phim và được nhận định là một bộ phim hay trong năm 2016. Các nhà phê bình đánh giá cao kịch bản và chỉ đạo của Chazelle, diễn xuất của Gosling và Stone, nhạc nền phim và bài hát của Justin Hurwitz. Tại Lễ trao giải Oscars, phim nhận được 6 giải thưởng quan trọng, trong đó có Đạo diễn xuất sắc, Nữ chính xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Nhạc phim hay nhất, Ca khúc hay nhất và Thiết kế sản xuất xuất sắc sau khi nhận được số đề cử kỷ lục là 14 đề cử (bằng với bộ phim năm 1997 là Titanic và năm 1950 là All About Eve).[5] Phim cũng thắng lớn ở tất cả các hạng mục được đề cử tại Lễ trao giải Quả cầu vàng, với con số kỷ lục là 7 hạng mục. Phim cũng nhận đến 11 đề cử ở Lễ trao giải BAFTA, và chiến thắng 6 hạng mục.
6.Les Misérables
Những người khốn khổ (tựa gốc tiếng Pháp: Les Misérables) là một bộ phim nhạc kịch, sử thi, lãng mạn năm 2012 của nước Pháp được sản xuất bởi Working Title Films và do công ty con Universal Pictures phân phối. Bộ phim được Tom Hooper – vị đạo diễn từng nhận giải Oscar cho The King’s Speech chỉ đạo nghệ thuật dựa trên tác phẩm văn học kinh điển của đại văn hào người Pháp Victor Hugo cùng với vở nhạc kịch cùng tên của hai nhạc sĩ Alain Boublil và Claude -Michel Schönberg. Les Misérables quy tụ dàn diễn viên xuất sắc và nổi tiếng của Hollywood tham gia, trong đó có Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried và đây cũng chính là bộ phim nhạc kịch đột phá nhất trong lịch sử điện ảnh vì đã lột tả được hết những giá trị kinh điển trong bức tranh xã hội Pháp đầy rắc rối lúc bấy giờ.
Lấy bối cảnh nước Pháp hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 19 kể từ khi Napoleon I lên ngôi, Les Misérables kể về một câu chuyện cảm động của những giấc mơ tan vỡ, của tình yêu không được đáp trả, niềm đam mê, sự hy sinh và chuộc tội. Bộ phim là một minh chứng trường tồn theo năm tháng kể lại hành trình tồn tại của tinh thần con người. Nhân vật chính trong tác phẩm là Jean Valjean (Giăng Van-Giăng) – một cựu tù nhân khổ sai đang cố chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ để khẳng định bản chất lương thiện cuối cùng trở thành thị trưởng của một thị trấn ở Pháp và cũng là chủ sở hữu một nhà máy may ở thành phố đó. Tuy nhiên, Giăng Van-Giăng luôn phải trốn chạy sự săn đuổi của Javert (Gia-ve) – tay thanh tra tàn nhẫn luôn lấy luật pháp làm kim chỉ nam trong cuộc đời để thi hành công lý. Một trong những công nhân trong nhà máy – nàng Fantine (Phăng-tin), đã đổ lỗi cho Giăng Van-Giăng cũng chỉ vì anh mà cô đã lún sâu vào con đường mại dâm để kiếm tiền nuôi con. Khi Phăng-tin chết vì bệnh lao phổi, Giăng Van-Giăng cảm thấy mình phải có trách nhiệm cưu mang cô con gái ngoài giá thú của nàng – Cosette (Cô-dét), mặc dù anh vẫn đang sống lén lút để thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của Gia-ve. Năm tháng dần trôi, khi Cô-dét đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp thì cũng là lúc đất nước Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, đỉnh điểm cao trào là cuộc nổi dậy của những nhân dân cần lao thuộc đảng cộng hòa ở Paris năm 1832.
7.The Sound of Music
The Sound of Music (tựa tiếng Việt: Giai điệu hạnh phúc hay Tiếng tơ đồng) là một bộ phim ca nhạc năm 1965 của đạo diễn Robert Wise cùng các diễn viên Julie Andrews, Christopher Plummer. Bộ phim dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của Broadway trong đó bài hát được viết bởi Richard Rodgers,Oscar Hammerstein II, và dựa trên cuốn sách nhạc kịch của Howard Lindsay và Russel Crouse. Ernest Lehman viết kịch bản cho phim.
Phim được quay ở Salzburg, Áo; Bavaria ở Nam Đức và ở trường quay 20th Century Fox tại California. Bộ phim giành giải Oscar cho phim hay nhất của năm 1965 và là một trong những phim ca nhạc nổi tiếng nhất từng được làm. Album nhạc phim đã được đề cử Giải Grammy cho Album của năm. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chọn The Sound of Music cho việc bảo tồn ở Kho lưu trữ phim Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2001.
8.Tootsie
Tootsie là một bộ phim hài kịch Mỹ sản xuất năm 1982 kể về câu chuyện của một diễn viên tài năng nhưng có tiếng là khó làm việc cùng. Anh tiếp nhận một vai mới như một người phụ nữ để có công ăn việc làm. Ngôi sao điện ảnh Dustin Hoffman, với một dàn diễn viên bao gồm Jessica Lange, Teri Garr, Dabney Coleman, Charles Durning, Geena Davis (trong vai diễn đầu tiên của cô), Bill Murray, Doris Belack và nhà sản xuất / đạo diễn Sydney Pollack. Tootsie được chuyển thể bởi Larry Gelbart, Barry Levinson (không ghi tên), Elaine May (không ghi tên) và Murray Schisgal từ những câu chuyện của Gelbart.
Năm 1998, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đánh giá bộ phim “có ý nghĩa văn hóa” và chọn nó để bảo quản trong bảo tàng phim quốc gia. Ca khúc chủ đề cho bộ phim, “It Might Be You”, được ca sĩ-nhạc sĩ Stephen Bishop thể hiện. Ca khúc này được Dave Grusin sáng tác, lời bài hát do Marilyn và Alan Bergman viết, là một hit Top 40 ở Mỹ, và cũng đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng dành cho người lớn đương đại Mỹ.