Top 8 cách giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường cần phải nhớ

0
1181
Vật Phẩm Phong Thủy

Tình trạng đường huyết dao động không ổn định ở người mắc tiểu đường hay đái tháo đường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết ổn định, gần mức bình thường là rất quan trọng để giúp người mắc đái tháo đường sống khoẻ mạnh, ngăn ngừa biến chứng. Glucerna xin cung cấp những thông tin căn bản giúp bạn nhận biết, phòng tránh và xử lý đúng cách khi đường huyết của bạn rơi vào “vùng nguy hiểm”.

1 Ổn định lượng glucid
Nên ăn ổn định số lượng glucid (chất bột đường) trong các bữa ăn phù hợp với mình, biết thay thế thức ăn giàu tinh bột.

2 Dùng thực phẩm có lượng đường thấp
Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%), cần phối hợp các thực phẩm có nhiều chất xơ phù hợp với người bị bệnh tiểu đường. Các thực phẩm có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mỳ đen, rau, củ,… mỗi ngày ăn từ 300g – 500g rau.

3 Tránh bữa ăn lớn
ránh những bữa ăn lớn, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nếu đường huyết kiểm soát không tốt, nên ăn ba bữa chính và có thêm ít nhất một bữa phụ.

4 Tập thể dục thường xuyên
Thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân và cải thiện độ nhạy của insulin. Tăng độ nhạy cảm của insulin có nghĩa là những tế bào của bạn sẽ sử dụng đường trong máu một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, trong khi tập thể dục, đường trong máu cũng được tiêu tốn vào nhu cầu năng lượng và hoạt động co duỗi cơ bắp và rất tốt cho người bị huyết áp cao.

Những hoạt động thế dục sẽ giúp bạn bao gồm: tập tạ, đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi…

5 Uống nước
Uống đủ nước là một cách đơn giản để giữ mức đường huyết trong giới hạn khỏe mạnh. Ngoài việc tránh cho cơ thể khỏi mất nước, nó sẽ giúp thận của bạn lọc đường dư thừa khỏi cơ thể và thải chúng ra ngoài thông qua nước tiểu.

Nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước có nguy cơ thấp hơn gặp vấn đề với đường trong máu. Nhưng hãy nhớ rằng điều này không đúng với nước ngọt và đồ uống có đường. Chỉ cần một chai nước tăng lực cũng có thể chứa vượt quá lượng đường khuyến cáo cho cả ngày. Nước thì tốt nhưng nước ngọt sẽ khiến bạn tăng cân và mắc tiểu đường.

6 Tránh căng thẳng
Tình trạng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức độ đường trong máu của bạn.

Các loại hooc-môn như glucagon và cortisol được tiết ra trong trạng thái căng thẳng. Chúng cũng làm lượng đường trong máu gia tăng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách thư giãn, tập thể dục hoặc ngồi thiền sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và hạ đường huyết.

7 Hạn chế thực phẩm nhiều mỡ
Ăn hạn chế các thực phẩm nguồn gốc động vật có nhiều mỡ, cholesterol (thịt mỡ, mỡ, bơ, phủ tạng động vật…). Nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe như đậu phụ, vừng lạc, cá … rát tốt cho người bị đau dạ dày

8 Giảm lượng muối
Cố gắng ăn giảm lượng muối, gia vị chứa muối đến mức có thể chấp nhận, đặc biệt khi bị tăng huyết áp, suy thận.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN