TOP 7 vấn đề thường gặp khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả nhất

0
1221
Vật Phẩm Phong Thủy

Khi mang thai các sản phụ thường gặp những vấn đề về sức khỏe gây khó chịu. Cần nhận biết những triệu chứng bất thường để có thăm khám kịp thời, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Điểm qua 7 vấn đề thường gặp dưới đây và cách khắc phục cho mẹ bầu nhé!

1. Cảm cúm

Cảm cúm khi mang thai là loại bệnh bà bầu dễ mắc phả nhất, phụ nữ mang thai nếu bị cảm cám nên ăn nhiều tỏi, nhiều rau xanh, uống nhiều nước để nâng cao hệ miễn dịch. Không được tự uống thuốc cảm cúm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Táo bón

Táo bón là bệnh bà bầu khá phổ biến, nguyên nhân bị táo bón: cơ thể người mẹ có sự thay đổi về hormone dẫn đến giảm nhu động ruột, thức ăn sẽ lưu lại ở ruột lâu hơn, tiêu hóa chậm hơn, việc tăng cường chất sắt hằng ngày để phòng tránh thiếu sắt, sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung người mẹ cũng tăng theo sẽ làm chèn ép các cơ quan nội tạng trong bụng.

Để khắc phục tình trạng táo bón, bà bầu nên ăn những thức ăn chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa chua, uống nhiều nước. Tránh dùng các đồ uống có tính kích thích như cà phê, trà. Đi bộ hoặc di chuyển nhẹ nhàng.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh thường gặp khi mang thai ở bà bầu nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời. Triệu chứng chính của bệnh này cũng tương tự như lúc mang thai: hay mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… rất khó khăn trong việc chuẩn đoán.

Nếu mặc bệnh trong giai đoạn mang thai, bà bầu cần được theo dõi kỹ để được hướng dẫn chế độ ăn uống như ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, chất béo và muối. Điều trị thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ.

4. Ngứa da

Ngứa lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do tình trạng ứ mật trong gan. Ngoài da, ngứa da ở phụ nữ mang thai cũng có thể do viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng. Để đối phó với tình trạng ngứa da khi mang thai, bà bầu cần:

– Ăn uống đủ chất: Chế độ ăn cần đủ chất, tăng thêm dầu olive và các thực phẩm giàu vitamin A có trong dầu gan cá, gan động vật, rau quả, trứng, uống đủ nước trong ngày (ít nhất 1,5 – 2 lít nước)…

– Nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm vì điều này khiến da nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.

– Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn.

– Nên hạn chế gãi khi ngứa vì gãi có thể khiến da bị xước, nhiễm trùng.

5. Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Hầu hết tình trạng giãn tĩnh mạch liên quan đến quá trình mang thai sẽ thường giảm hoặc tự khỏi sau khi sinh được vài tháng. Nếu thấy giãn tĩnh mạch không khỏi 3 tháng sau khi sinh, phải đến gặp bác sỹ để tư vấn điều trị. Khi bị giãn tĩnh mạch bà bầu sẽ bị tê chân hoặc ngứa. Nếu bị giãn tĩnh mạch nặng, bà bầu sẽ cảm thấy đau nhức và gây khó khăn khi đi lại. Để hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai bà bầu nên tập thể dục hàng ngày; Tăng cân hợp lý; Không ngồi bắt chéo chân hay mắt cá chân và nâng cao chân bất cứ khi nào có thể; Nằm ngủ nghiêng bên trái…

6. Chứng ợ nóng

Đây là một vấn đề rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Khi không gian bên trong cơ thể ngày càng được mở rộng cùng sự lớn lên của em bé, các hoóc-môn sẽ được sinh ra để xoa dịu vùng xương chậu. Tuy nhiên việc xoa dịu này hơi “quá đà” sẽ lấn sang một số khu vực khác như vách ngăn dạ dày và thực quản, gây ra hiện tượng trào ngược và làm cho bạn cảm thấy nóng ở bên trong lồng ngực và cổ họng.

Mẹo tự khắc phục
Ăn ít lại và ăn thành nhiều bữa, không nên ăn thật no vào một bữa.
Tránh ăn những thức ăn cay và béo, sô cô la và các loại trái cây thuộc họ cam quýt .
Nếu tình hình trở nên tệ hơn vào ban đêm, bạn nên kê thêm gối khi ngủ.
Uống các loại thuốc trị ợ nóng mà bạn có thể tìm ở hiệu thuốc. Trước khi sử dụng, bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ để an tâm hơn.

7. Viêm âm đạo do nấm

Phụ nữ mang thai có khả năng mắc bệnh này cao gấp 10 lần so với người bình thường. Khi mang thai, trong dịch âm đạo của chúng ta thường có nhiều glycogen, mộtdạng glucose. Đây là môi trường rất thuận lợi cho sự tăng trưởng của nấm Candida albicans. Viêm âm đạo do nấm thường làm cho thai phụ cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.

Mẹo tự khắc phục
Mặc đồ lót bằng cotton, thoáng mát và tránh loại quần, vớ bó sát người.
Bạn nên gặp bác sỹ nếu bệnh kéo dài và tái phát thường xuyên.

8. Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ

Bệnh này đa phần ẩn, thai phụ không nhận biết được chuyện đó, thường được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khi đi khám thai. Thường xảy ra do uống không đủ nước trong thai kỳ. Việc mang thai làm cho hệ niệu co bóp kém, tiểu không hết, ứ đọng nước tiểu làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu.

Thai phụ cần quan sát màu nước tiểu: uống đủ nước màu vàng nhạt, còn nước tiểu màu đậm là do uống nước không đủ

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN