Top 5 điều cần lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh sân vườn

0
1139
Vật Phẩm Phong Thủy

Dưới tác động của đô thị hóa khiến cảnh quan mất dần như hiện nay thì việc sở hữu tiểu cảnh sân vườn đẹp tại nhà là niềm mơ ước của bao người. Ngắm nhìn tiểu cảnh với cây cối, hồ cá sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, sảng khoái. Khi có diện tích đủ rộng, bạn có thể thiết kế tiểu cảnh cho riêng mình. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, các lưu ý này sẽ giúp bạn.

1 Chọn tiểu cảnh sân vườn
Có hai loại tiểu cảnh cho nội thất đẹp cho sân vườn: tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Tiểu cảnh nước bao gồm tiểu cảnh động và tiểu cảnh tĩnh. Trong đó, tiểu cảnh động là gồm vòi nước, thác nước. Tiểu cảnh tĩnh là mặt nước yên bình, tĩnh lặng. Tiểu cảnh nước khá cầu kỳ và thường mất nhiều thời gian, công sức và tiền của hơn. Tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn một trong hai loại này.

2 Tiết kiệm diện tích sân vườn tối đa để tiểu cảnh thêm sinh động
Nhà lô phố là kiểu nhà phổ biến ở Việt Nam vì thế đương nhiên sẽ có rất nhiều kiểu nhà, có nhà diện tích lớn, có nhà diện tích nhỏ, nhưng điều đó cũng không quan trọng, bạn đừng suy nghĩ việc tạo ra 1 không gian xanh phải phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà lớn hay nhỏ, đôi khi bạn chỉ cần một khung sắt treo chậu cây hay một module đúc sẵn là bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo ra 1 không gian cho riêng bạn. Hãy ghi nhớ rằng mục đích mà bạn đang làm việc này là trang trí, tạo không gian xanh cho ngôi nhà chứ không phải là lấp đầy khoảng trống cho không gian.
Chính vì vậy việc tiết kiệm diện tích tối đa dành cho tiểu cảnh sân vườn mới là điều thực sự quan trọng. Nếu như căn nhà của bạn có ban công hay sân thượng thì đó hẳn là rất tuyệt vời, nhưng nếu không thì bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần tận dụng những đồ vật bỏ đi ví dụ như chai nhựa, vỏ lon, giỏ thừa…để trồng cây vào đó và treo chúng lên cao, như vậy cũng đủ để tạo được một khoảng không gian xanh mát trong nhà bạn rồi.

3 Vị trí của tiểu cảnh
Có thể đặt tiểu cảnh ở bất cứ vị trí nào trong nhà như phòng khách, phòng sinh hoạt chung, gầm cầu thang hay giếng trời… Tuy nhiên, tiểu cảnh nên “tựa” vào tường hoặc “nép mình” vào gầm cầu thang để vừa tiết kiệm được diện tích, vừa giảm bớt sự đơn điệu cho bức tường. Đồng thời, để phát huy được tối đa tính thẩm mỹ khi thiết kế nội thất, mảng tường nơi đặt tiểu cảnh cần được ốp đá hoặc ốp gỗ phù hợp với phong cách tiểu cảnh.

4 Chọn cây trồng cho tiểu cảnh
Lý tưởng nhất là trồng những loại cây như dương xỉ, cỏ lan chi, trúc Nhật, phong lan, trầu bà, kim phát tài, ngũ gia bì, xương rồng… cho tiểu cảnh. Ngoài ra, nếu như bạn thiết kế thêm hồ nước trong tiểu cảnh thì có thể trồng thêm sen, súng, rong, rêu và một số cây thủy sinh khác. Sở dĩ không trồng hoa ở tiểu cảnh vì hoa dễ gây dị ứng và không bền.

5 Ánh sáng cho tiểu cảnh sân vườn
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của cây. Vì thế, bạn cần chú ý quan tâm đến vấn đề này khi trang trí nội thất tiểu cảnh sân vườn. Với các cây trồng ướt, bạn nên lắp đặt đèn quanh thành hồ hay trong hồ để tạo độ lung linh vào ban đêm.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN