Top 5 cách tìm mặt bằng kinh doanh thông minh có hiệu quả nhất

0
1932
Vật Phẩm Phong Thủy

Mặt bằng chính là yếu tố quyết định 50% sự thành công trong kinh doanh, phần còn lại chia đều cho hiệu quả marketing, giá cả, chất lượng sản phẩm và tác phong phục vụ của cửa hàng. Vì thế, cách chọn mặt bằng kinh doanh sao cho hiệu quả chính là điều mà tất cả những ai có ý định mở cửa hàng phải quan tâm đầu tiên.

Nếu chọn được mặt bằng đẹp, rộng rãi, tập trung nhiều khách hàng tiềm năng và giá cả hợp lý, chắc chắn bạn sẽ yên tâm kinh doanh và đều đặn thu về khoản tiền lãi khổng lồ mỗi tháng. Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý những điều sau:

1 Vị trí là điều tiên quyết trong cách tìm mặt bằng kinh doanh
Nghiên cứu kỹ vị trí, khu vực xung quanh nơi bạn muốn thuê mặt bằng. Rất nhiều người vì thấy mặt bằng rẻ thì vội ký hợp đồng thuê ngay, sau đó mới nghĩ đến việc kinh doanh, điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn. Cách tìm mặt bằng kinh doanh thông minh chính là sẵn sàng bỏ ra món tiền lớn nhưng mang lại hiệu quả cao khi mua bán nhà đất.

Để tìm được nơi kinh doanh phù hợp, bạn đừng quên đặt ra những câu hỏi sau: Khu vực thuê có thuận tiện đi lại? Khách hàng tiềm năng có dễ dàng tiếp cận tại khu vực này không?

2 Quan sát, nghiên cứu, so sánh và sàng lọc mặt bằng
Sau khi đã lựa chọn được một vài mặt bằng kinh doanh phù hợp nhất với khả năng tài chính cũng như lĩnh vực mình làm thì sẽ đến lúc nghiên cứu kỹ hơn, so sánh giữa các địa điểm với nhau để lựa chọn được nơi phù hợp nhất. Những điều bạn cần quan sát, tìm hiểu kỹ hơn bao gồm những yếu tố xung quanh như tầng lớn dân cư xung quanh đó chủ yếu là ai? Độ tuổi, dân trí, nghề nghiệp chủ yếu là gì?, khu vực có thường xuyên đông đúc không hay chỉ đông vào một số khung giờ nhất định? Con đường đó là một chiều hay hai chiều, có chỗ để gửi xe cho khách hàng hay không? Xung quanh đó đã có nhà nào kinh doanh, buôn bán giống kế hoạch bạn định thực hiện chưa? Tình hình kinh doanh nói chung của những cửa hàng, quán xá khác gần đó như thế nào?, giá thuê,…Tất cả mọi yếu tố cần được đặt lên bàn cân để so sánh, đánh giá thật kỹ trước khi quyết định.

3 Tình trạng mặt bằng
Tình trạng mặt bằng là điều kiện đủ để ta quyết định có mướn mặt bằng hay không.

Diện tích mặt bằng bao nhiêu? Diện tích mặt bằng ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi kinh doanh, tức ảnh hưởng đến doanh thu. Diện tích mặt bằng tối thiểu phải đủ để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh.

Giá cả mặt bằng bao nhiêu? Giá mặt bằng cao ảnh hưởng đến doanh thu, bạn phải có kinh nghiệm và tính toán giỏi mới biết giá mặt bằng như vậy thì kinh doanh có lời hay không. Đặt cọc mấy tháng? Điều này đôi khi rất quan trọng vì chủ mặt bằng sẽ chiếm dụng vốn của bạn. Cố gắng thương lượng để giảm thiểu số tiền đặt cọc. Liệu chủ mặt bằng có hay tăng giá không? Muốn cho chắc ăn bạn phải có sự thỏa thuận rõ ràng, cụ thể khi làm bản hợp đồng thuê mặt bằng (ví dụ, một năm không tăng tiền mặt bằng quá một lần, một lần không quá bao nhiêu đó).

Sinh hoạt có chung đụng với chủ mặt bằng không? Điều này đôi khi không tốt vì chủ mặt bằng có thể dòm ngó, cản trở công cuộc kinh doanh của bạn. Trong trường hợp bất khả kháng hãy thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thuê mặt bằng để tránh phiền toái về sau (ví dụ như đóng mở cửa lúc mấy giờ, chủ mặt bằng không được để xe ở lối ra vào cửa hàng …).

Các trang thiết bị, điện, nước, internet, truyền hình cáp, cống thoát nước … của mặt bằng có tốt không? Những điều nhỏ nhặt này đôi khi làm cho công cuộc kinh doanh của bạn bị đình trệ hoặc hủy bỏ.

Chi phí sửa chữa mặt bằng? Nhiều người thuê mặt bằng không chú ý đến điều này đến khi mướn xong mới bật khóc. Tôi giả sử, tiền thuê mặt bằng là 10 triệu VND/tháng, tiền sửa mặt bằng là 120 triệu VND, như vậy thực tế tiền thuê mặt bằng trong năm đầu là 20 triệu VND/tháng. Liệu với số tiền bỏ ra đó bạn kinh doanh có lời không? Nếu chẳng may sau khi bạn bỏ tiền ra sửa sang lại mặt bằng chủ mặt bằng lấy lại mặt bằng thì bạn xử trí thế nào? Để giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng bạn hãy tìm mặt bằng nào mà chi phí sửa chữa mặt bằng thấp nhất (hoặc bằng 0). Trong trường hợp mặt bằng không như ý hãy yêu cầu chủ mặt bằng sửa chữa, lắp đặt những trang thiết bị cần thiết trước khi thuê.

Mặt bằng có sáng, thông thoáng không? Có nằm trong khu vực điện cao thế không? Có an toàn không? Có giải tỏa không? Có lẽ còn vô vàn câu hỏi nhưng một điều rất quan trọng tôi muốn nhắc nhở các bạn là hãy xem xét kĩ người chủ cho thuê mặt bằng.

Chuyện lừa đảo khách đi thuê mặt bằng không hiếm. Người cho thuê có thể thuê rồi cho bạn thuê lại, không có tư cách pháp nhân, hay mặt bằng cho thuê không được sự đồng thuận của gia đình, bị tranh chấp … Khi bạn ra kinh doanh kĩ năng quan trọng nhất bạn cần học là nhìn nhận đúng người. Việc bạn nhìn sai người khả năng xảy ra thất bại sẽ rất cao. Chính vì vậy, muốn kinh doanh thành công phải khổ luyện rất nhiều. Hi vọng bài viết giúp bạn nhận thức ra điều gì đó để gặp nhiều may mắn trên con đường mình chọn.

4 Đàm phán và ký hợp đồng
Khi tìm được mặt bằng vừa ý, điều cuối cùng bạn cần làm là đàm phán thêm một vài vấn đề cần thiết với chủ mặt bằng và tiến hành ký hợp đồng mua ban nha. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc kiểm hợp đồng, bạn có thể xem xét nhờ luật sư hoặc những người có hiểu biết kiểm tra lại hợp đồng cho chắc chắn trước khi ký. Kinh doanh không phải là việc giỡn chơi cho nên mọi giấy tờ liên quan đến pháp lý và quyền lợi của cửa hàng bạn đều phải cẩn thận.

5 Lưu ý lối đi và chỗ để xe
Bạn nên ưu tiên các mặt bằng thuận tiện trong giao thông và dễ dàng tìm kiếm để tránh việc khách hàng bị lạc đường hoặc không tìm thấy cửa hàng, vì khi ấy họ sẽ dễ dàng “ghé thăm” và ủng hộ đối thủ của bạn. Những mặt bằng ở đường một chiều, đường có dải phân cách sẽ là sự lựa chọn mà bạn nên tránh.

Bên cạnh đó, bạn nên chọn các mặt bằng không cùng lối đi với chủ nhà, vì nếu họ dắt xe hoặc ra vào liên tục sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách tại cửa hàng.

Ngoài ra, ở các thành phố lớn, các cửa hàng nằm san sát nhau nên bạn cần hỏi kỹ chủ nhà về diện tích mình có thể dùng để giữ xe cho khách. Bạn cần tìm hiểu xem chỗ giữ xe ấy có hợp pháp không, giữ được tối đa bao nhiêu chiếc? Đặc biệt, tại TP. HCM, khi chiến dịch dọn dẹp vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải đang được thực hiện vô cùng gay gắt thì việc quan tâm đến tính hợp pháp của chỗ giữ xe càng cần được lưu ý.

6 Cẩn trọng khi tiến hành hợp đồng thuê
Xúc tiến hợp đồng sau khi thương lượng xong là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng. Tất cả những điều sau khi thương lượng xong phải được phản ánh vào hợp đồng rõ ràng, chi tiết. Có rất nhiều điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng nhà phố.

Nếu không thương lượng được mặt bằng phù hợp, hãy bỏ qua và không nên tiếc nuối.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN