TOP 5 bộ phim của Ngô Thanh Vân hay nhất trước đến nay

0
2521
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy cùng khám phá và cùng thưởng thức những bộ phim chất lượng của nữ diễn viên được mệnh danh là “đả nữ” của làng điện ảnh Việt nhé!

1. Dòng Máu Anh Hùng (2007)

Dòng máu anh hùng (tiếng Anh: The Rebel) là một bộ phim hành động võ thuật Việt Nam năm 2007, được hãng phim Chánh Phương và Cinema Pictures hợp tác sản xuất. Phim do Charlie Nguyễn đạo diễn, được chính anh và Johnny Trí Nguyễn viết kịch bản, với diễn xuất của Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Dustin Nguyễn và Nguyễn Chánh Tín. Phim kể về một sĩ quan mật thám và cô con gái của thủ lĩnh nghĩa quân trong bối cảnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào thập niên 1920.

Anh em nhà Charlie Nguyễn phát triển kịch bản Dòng máu anh hùng từ năm 2005, với mong muốn thực hiện một bộ phim về lịch sử quê nhà, lấy cảm hứng từ những câu chuyện của ông nội lúc tham gia chống Pháp và xuất thân tầng lớp người Mỹ gốc Việt. Ngô Thanh Vân nhận vai vào tháng 11 năm 2005 và luyện tập cùng đoàn làm phim trong 2 tháng. Toàn bộ cuốn phim ghi hình tại Việt Nam, kéo dài đến tháng 5 năm 2006; quá trình dựng phim tại Thái Lan cũng được thực hiện song song khi quay hình. Kinh phí của phim đạt 1,5–1,6 triệu đô-la Mỹ, con số đầu tư lớn nhất điện ảnh trong nước lúc bấy giờ. Phim được hãng The Weinstein Company mua lại để phân phối trên toàn thế giới.

2. Bẫy Rồng (2009)

Câu chuyện bắt đầu khi Trinh (biệt danh Phượng hoàng) tập hợp một số nhân vật giang hồ để thực hiện phi vụ cuối cùng cho Hắc Long – một tên trùm xã hội đen có thế lực mạnh mẽ. Nhiệm vụ là phải cướp một chiếc máy tính xách tay có khả năng xâm nhập và điều khiển vệ tinh Vinasat-1 đang nằm trong tay một băng gangster người Pháp – những tên này tới Sài Gòn với mục đích rao bán chiếc máy tính xách tay trên với số tiền khổng lồ.

Sau khi tập hợp lực lượng bao gồm Quân (biệt danh Hổ), Cang (biệt danh Xà), Phong (biệt danh Ngưu) và Tuấn (biệt danh Diều hâu), Trinh và băng nhóm liên hệ ông Hải – một trùm buôn lậu vũ khí để mua vài khẩu AK-47. Tại đây, ông Hải nhận ra Cang là người đã từng hại chết em trai ông. Một trận chiến nảy lửa diễn ra với nhiều pha võ thuật đẹp mắt, màn mở đầu rất ấn tượng cho một hành trình gây cấn phía sau. Sau khi Trinh, Quân và Cang hạ gục hết bọn thuộc hạ, ông Hải lao ra xả súng AK dữ dội. Tuấn (dù được phân công ở lại xe) đã đến ứng cứu, Tuấn đâm ông Hải một nhát vào hông khiến ông ta khựng lại. Cả nhóm tháo chạy nhưng Tuấn đã bị trúng đạn ở chân.

3. Lửa Phật (2013)

Lửa Phật (tựa tiếng Anh: Once Upon a Time in Vietnam) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam do Dustin Nguyễn làm đạo diễn kiêm biên kịch, sản xuất và đóng vai chính. Phim còn có sự tham gia của Ngô Thanh Vân, Thái Hòa và diễn viên Hollywood Roger Yuan.

Lửa Phật được khởi chiếu vào ngày 22 tháng 8 năm 2013, đây còn được biết là bộ phim hành động giả tưởng đầu tiên của Việt Nam.

4. Cô Ba Sài Gòn (2017)

Cô Ba Sài Gòn là hành trình thú vị của Như Ý – cô chủ hiệu may Thanh Nữ, vô tình xuyên không đến tương lai. Là cô gái thế kỷ 20 mang lý tưởng bảo vệ chiếc áo dài thiêng liêng và truyền thống, Như Ý vô cùng bỡ ngỡ khi đứng trước xã hội ở thế kỷ 21 với nhiều thay đổi. Hơn hết, Như Ý phải đối mặt với chính cô của tương lai. Như Ý tìm cách trở về thế giới của mình, bằng cách phải lấy chiếc áo dài của cũ từ chính phiên bản Như Ý của tương lai. Cô Ba Sài Gòn là dự án phim gây sốt từ khi chỉ mới tung ra poster. Phim có sự tham gia của dàn mỹ nhân qua các thời của điện ảnh Việt như: Ngô Thanh Vân, Diễm My, NSND Hồng Vân, Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My 9x, Oanh Kiều… Phim do Bửu Lộc – nhà sản xuất của Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể đồng đạo diễn cùng Kay Nguyễn – biên kịch nổi tiếng của Tèo Em, Chung Cư Ma và 1735km.

5. Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể (2016)

Tấm Cám: Chuyện chưa kể (tiếng Anh: Tam Cam: The Untold Story) là bộ phim điện ảnh của Việt Nam được khởi chiếu vào tháng 8 năm 2016. Bộ phim thuộc thể loại giả tưởng, huyền ảo, được lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám.

Nội dung phim phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam. Chúng ta còn thấy được cảnh phân tranh trong chế độ phong kiến thông qua những cuộc chiến giữa các phe phái. Ngoài ra, vì thuộc thể loại cổ tích nên phim cũng có cảnh thần tiên (ông Bụt, trái thị, hồi sinh,…), đánh nhau với quái vật, kết hợp các yếu tố siêu anh hùng, kiếm hiệp của nước ngoài.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN