Top 5 bộ phim có doanh thu cao nhất tại nước Pháp

0
1446
Vật Phẩm Phong Thủy

Dựa theo số liệu thống kế , những bộ phim sau đây được xem là những bộ phim có doanh thu cao nhất tại Pháp hoa lệ .

1.Titanic
Titanic là một bộ phim thảm họa lãng mạn có yếu tố lịch sử của Mỹ phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số.

Công chiếu lần đầu tiên ngày 1 tháng 11 năm 1997 tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo và phát hành chính thức từ ngày 19 tháng 12 năm 1997, bộ phim đã giành được thành công vang dội cả về doanh thu và chuyên môn. Trong số mười bốn giải Oscar được đề cử, phim giành chiến thắng ở mười một hạng mục, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, bằng với kỷ lục của Ben Hur (1959) về phim giành được nhiều giải Oscar nhất. Với doanh thu trên 1,84 tỷ đô la Mỹ trong lần phát hành đầu tiên, phim cũng trở thành bộ phim đầu tiên vượt qua mốc doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ. Titanic giữ ngôi vị bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho tới khi một bộ phim khác cũng của Cameron ra mắt năm 2009, Avatar vượt qua lợi nhuận của nó vào năm 2010. Một phiên bản 3D của bộ phim, phát hành ngày 4 tháng 4 năm 2012 (thường gọi là Titanic 3D) kỷ niệm một thế kỷ kể từ vụ đắm tàu, mang về thêm 343,6 triệu đô la Mỹ toàn cầu, đưa doanh thu trên toàn thế giới của Titanic lên mốc 2,18 tỷ đô la Mỹ. Đây là bộ phim thứ hai vượt mốc 2 tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới sau Avatar.


2.Chào mừng bạn đến Sticks
Chào mừng bạn đến Sticks (tiếng Pháp: Bienvenue chez les Ch’tis) là bộ phim hài điện ảnh Pháp, do Maxime Quoilin viết kịch bản và Dany Boon đạo diễn. Chi phí của bộ phim là 11 triệu euro (khoảng 15.300.000 USD).

Phim công chiếu năm 2008. Phim thu hút 20.479.826 khán giả Pháp, đứng thứ hai khán giả (trong lịch sử điện ảnh Pháp) tại các phòng vé của Pháp, đứng sau Titanic (20.758.887 vé)- theo CNC. Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, bộ phim có 20,5 triệu người xem trong 23 tuần, qua đó phá kỷ lục của Cuộc tản bộ vĩ đại (phát hành năm 1966). Bộ phim thu về 194.000.000 USD riêng tại Pháp và 245.000.000 USD trên toàn thế giới.

Tại Liên hoan phim hài Quốc tế lần thứ 11 tại Alpe d’Huez, giành giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo. Tại Liên hoan phim châu Âu tại Seville năm 2008 giành giải đặc biệt của công chúng…Phim cũng được đề cử giải César 2009: cho kịch bản gốc xuất sắc nhất, Được đề cử: Phim hay nhất (giải thưởng khán giả) của Giải thưởng phim châu Âu.

Sau khi phim công chiếu, một phiên bản mới (copy) của Ý có tên Benvenuti al Sud, đã được sản xuất và phát hành bởi Medusa trong năm 2010.


3.Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (tiếng Anh: Snow White and the Seven Dwarfs) là phim hoạt hình điện ảnh được sản xuất năm 1937, phim hoạt hình điện ảnh đầu tiên của Walt Disney. Mặc dù không phải phim hoạt hình điện ảnh đầu tiên được sản xuất (phim El Apóstol của Argentina năm 1917 có thể là phim đầu tiên hoặc phim Cuộc phiêu lưu của hoàng tử Achmed năm 1926), Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vẫn là bộ phim hoạt hình điện ảnh đầu tiên thành công rộng rãi trong cộng đồng nói tiếng Anh và là phim đầu tiên sử dụng âm thanh-trên-phim (Quirino Cristiani sử dụng âm thanh trên đĩa năm 1931). Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn cũng là phim đầu tiên được quay bằng công nghệ Technicolor.

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của Walt Disney được công chiếu đầu tiên tại rạp Carthay Circle vào ngày 21 tháng 12 năm 1937 và được phát hành tới các rạp khác thông qua RKO Radio Pictures vào ngày 8 tháng 2 năm 1938. Phim được chuyển thể từ truyện cổ Grimm Nàng Bạch Tuyết bởi các họa sĩ Dorothy Ann Blank, Richard Creedon, Merrill De Maris, Otto Englander, Earl Hurd, Dick Rickard, Ted Sears và Webb Smith. Giám đốc giám sát là David Hand và William Cottrell, Wilfred Jackson, Larry Morey (1905-1971), Pearce Perce, và Ben Sharpsteen đạo diễn các cảnh riêng lẻ của phim.

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là một trong số hai phim hoạt hình điện ảnh được xếp hạng vào danh sách của Viện Phim Mỹ cho 100 Phim Mỹ hay nhất mọi thời đại vào năm 1997 (cùng với Fantasia), xếp hạng 49. Phim này đạt được thứ hạng cao hơn (thứ 34) trong danh sách cập nhật năm 2007, lần này là phim hoạt hình điện ảnh truyền thống duy nhất trong danh sách.

Vào năm 1989, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được đưa vào Tàng thư phim Quốc gia Mỹ và được coi là “có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, và thẩm mỹ”.


4.La Grande Vadrouille
Cuộc tản bộ vĩ đại (tiếng Pháp: La Grande Vadrouille) là bộ phim hài của điện ảnh Pháp (hợp tác với Anh), do Marcel Jullian viết kịch bản và Gérard Oury đạo diễn, có sự tham gia của Terry-Thomas, Bourvil, Louis de Funès, Claudio Brook. Phim công chiếu năm 1966. Đến trước phim Chào mừng bạn đến Sticks, nó là bộ phim thành công nhất tại Pháp, đứng đầu các phòng vé với hơn 17.200.000 lượt khán giả. Vào thời điểm đó, phim vẫn còn trước tất cả các bộ phim Pháp khác (34% người Pháp đã đi xem bộ phim này, so với 31% Chào mừng bạn đến Sticks). Nó cũng xếp thứ ba trong số các phim thành công nhất từ trước tới nay công chiếu ở Pháp, của bất cứ quốc gia nào, sau phiên bản Titanic năm 1997 và Chào mừng bạn đến Sticks, cả hai đều trên 20.000.000 lượt khán giả.

Phim lấy Thế chiến II làm bối cảnh. Phim giành giải thưởng cho phim nước ngoài hay nhất tại Liên hoan phim Taormina 1966.


5.Cuốn theo chiều gió
Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) (1939) là bộ phim Mỹ, thuộc thể loại phim chính kịch-lãng mạn-sử thi, được phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936. Phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Bộ phim được quay ở miền Nam nước Mỹ trong thời gian xảy ra nội chiến. Các diễn viên chính bao gồm: Clark Gable, Vivien Leigh, Leslie Howard, Olivia de Havilland và Hattie McDaniel. Nội dung của phim xoay quanh cuộc nội chiến Mỹ và thời kì tái thiết nhìn từ quan điểm của một người Mỹ da trắng ở miền Nam.

Ra mắt năm 1939, Gone With the Wind vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest. Bộ phim đoạt 9 giải Oscar vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử chiếu bóng Anh Quốc. Kể từ khi được phát hành năm 1939, “Cuốn theo chiều gió” đã mang lại 3.4 tỷ đô la vẫn kém với con số 4 tỷ đô la doanh thu phòng vé mà Titanic kiếm được, tính đến thời điểm này).

Với độ dài ba giờ bốn mươi phút và bốn phút nghỉ giữa các phần, Cuốn theo chiều gió là bộ phim Mỹ có lồng tiếng dài nhất từng được thực hiện tính đến thời điểm hiện tại.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN