Top 10 công trình kiến trúc hồi giáo đẹp nhất trên thế giới

0
3290
Vật Phẩm Phong Thủy

Với sự phát triển và trình độ vượt bậc , những công trình kiến trúc hồi giáo xưa và nay luôn mang đến một vẻ đẹp hào nhoáng nhưng lại đậm chất hồi giáo . Hãy cùng tìm hiểu 10 công trình hồi giáo đặc sắc nhất dưới đây.

1.Vườn Shalimar (Lahore)
Vườn Shalimar (Punjabi, tiếng Urdu: شالیمار باغ‎) hay vườn Shalamar là một khu vườn Mughal nằm ở Lahore, Pakistan. Công trình được xây dựng vào năm 1641 và hoàn thành sau đó một năm. Dự án được thực hiện dưới sự giám của Khalilullah Khan. Ý nghĩa của tên Shalimar hiện nay vẫn là một dấu hỏi nhưng theo học giả Nga Anna Suvorova trong cuốn sách “Lahore: Topophilia của không gian và vị trí” đã khẳng định rằng, chắc chắn tên của nó xuất phát từ tiếng Ả Rập hay Ba Tư từ một vị vua Hồi giáo, vì không bao giờ sử dụng tên tiếng Phạn hay tiếng Hindu của một vị vua cho một khu vườn hoàng gia. Vườn Shalimar nằm gần Baghbanpura, dọc theo con đường Grand Trunk khoảng cách thành phố Lahore khoảng 5 km về phía đông bắc. Việc xây dựng khu vườn Shalimar lấy cảm hứng từ Trung Á, Kashmir, Punjab, Ba Tư và Vương quốc Hồi giáo Delhi.


2.Taj Mahal
Tāj Mahal (tiếng Urdu: تاج محل, tiếng Hindi: ताज महल) là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan (شاه ‌جها) có nghĩa là “chúa tể thế giới” đã ra lệnh xây nó cho người vợ của mình là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1631 và hoàn thành năm 165. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã chịu trách nhiệm thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.

Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Việc xây dựng Taj Mahal đã được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến ​​trúc sư dưới sự giám sát của triều đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma’mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri Lahauri thường được coi là người thiết kế chính.

3.Thánh đường Hồi giáo
Thánh đường Hồi giáo hay giáo đường Hồi giáo, nhà thờ Hồi giáo là nơi thờ phụng của những người theo đạo Hồi (tiếng Ả Rập: masjid مسجد — ˈmæsdʒɪd, số nhiều: masājid, tiếng Ả Rập: مساجد — [mæˈsæːdʒɪd][1]). Thánh đường phải đủ chỗ cho người hành lễ (ít nhất phải trên 60 người). Mỗi Thánh đường được xây cất theo kiến trúc khác nhau, đa số theo kiến trúc trung đông với các tháp cao để phát đi tiếng gọi về hành lễ, người hành lễ sẽ hướng về Thánh Địa Makka (Kiblah). Trần có vòm lõm để khi đọc kinh thì âm thanh sẽ phát tán xa về phía sau cho người ở xa nhất trong phòng có thể nghe được, trong chính diện được bố trí thành hàng, người vào trước ngồi trước, vào sau ngồi sau, Hồi giáo không phân biệt giai cấp, mọi người đứng hành lễ, và trực tiếp với Allah, không qua trung gian nào cả.


4.Pháo đài Lahore
Cấu trúc cơ sở hiện tại của pháo đài được xây dựng trong triều đại Mogul của Hoàng đế Akbar giữa năm 1556-1605 và đã được thường xuyên nâng cấp trong các triều đại Mogul, Sikh và Anh. Nó có hai cửa, một được gọi là Cổng Alamgiri được xây dựng bởi hoàng đế Aurangzeb hướng ra Nhà thờ Hồi giáo Badshahi và Cổng Masjidi là cổng cũ của Bức tường thành của thành phố được xây dựng bởi hoàng đế Akbar. Hiện nay, cổng Alamgiri được sử dụng như là lối vào chính trong khi Masti bị đóng vĩnh viễn. Pháo đài thể hiện những truyền thống phong phú của kiến trúc Mogul.[2] Một số địa danh nổi tiếng bên trong pháo đài bao gồm: Sheesh Mahal, cổng Alamgiri, Rạp Naulakha, và Nhà thờ Hồi giáo Moti Masjid. Năm 1981, pháo đài được công nhận là một Di sản thế giới của UNESCO cùng với Vườn Shalimar.


5.Pháo đài Agra
Pháo đài Agra tọa lạc tại Agra, Ấn Độ. Pháo đài này còn được gọi là Lal Qila, Fort Rouge và Pháo đài đỏ của Agra. Pháo đài này cách Taj Mahal 2,5 km về phía tây bắc. Pháo đài này có thể xem như cung thành.


6.Burj Khalifa
Burj Khalifa (tiếng Ả Rập: برج خليفة “Tháp Khalifa”), trước kia tên là Burj Dubai, là một nhà chọc trời siêu cao ở “Trung tâm Mới” của Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nó đã là công trình cao nhất thế giới từ năm 2007. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 4 tháng 1 năm 2010[2][3]. Đây là một phần của một tổ hợp phát triển lớn mang tên Downtown Burj Khalifa ở Giao lộ Thứ nhất dọc theo Đường Sheikh Zayed, vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai. Công tác thiết kế và thi công được thực hiện bởi công ty Skidmore, Owings and Merrill LLP (SOM) từ Chicago. Adrian Smith là kiến trúc sư trưởng và Bill Baker là trưởng công trình sư của tháp Khalifa. Công tác xem xét của bên thứ ba (Third Party Peer Review) được thực hiện bởi CBM Enginee.


7.Đại học Al Azhar
Al-Azhar University (AHZ-har; tiếng Ả Rập: Jāmiʻat al-Azhar (al-Sharīf), IPA: [ˈɡæmʕet elˈʔɑzhɑɾ eʃʃæˈɾiːf], “Đại học (danh tiếng) Azhar”) là một trường đại học ở Cairo, Ai Cập. Liên kết với nhà thờ Al-Azhar của Cairo Hồi giáo, đây là trường đại học cổ nhất tại Ai Cập và được coi là “Đại học danh giá nhất của Hồi giáo Sunni”. Ngoài giáo dục đại học, Al-Azhar giám sát một mạng lưới các trường học với khoảng hai triệu sinh viên.Tính đến năm 1996, hơn 4000 học viện giảng dạy ở Ai Cập đã được liên kết với trường Đại học này.


8.Lăng mộ I’timād-ud-Daulah
Lăng mộ I’timād-ud-Daulah (tiếng Urdu: اعتماد الدولہ کا مقبرہ‎, I’timād-ud-Daulah kā Maqbara) là một lăng mộ Mughal tại thành phố Agra ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Thường được mô tả như một “hộp trang sức”, đôi khi được gọi là “Baby Tāj”, ngôi mộ I’timād-ud-Daulah thường được tôn kính như một phác thảo của Tāj Mahal.

Cùng với công trình kiến trúc chính, cấu trúc bao gồm nhiều nhà phụ và vườn cây. Lăng mộ được xây dựng giữa năm 1622 và 1628 đại diện cho sự chuyển tiếp giữa những giai đoạn đầu tiên của lối kiến trúc Mughal vĩ đại – chủ yếu được xây dựng từ đá sa thạch màu đỏ với trang trí bằng đá cẩm thạch, như Lăng mộ Humayun tại Delhi và lăng Akbar tại Sikandra – đến giai đoạn thứ hai, dựa trên nền khảm đá cẩm thạch trắng và pietra dura, cách trang trí thanh lịch nhất tại Taj Mahal.


9.Lâu đài Alhambra
Lâu đài Alhambra ( /ælˈhæmbrə/, hay còn gọi là Quần thể cung điện Alhambra) là một pháo đài nằm ở Granada. Cung điện này được xây dựng vào thế kỉ 13 mang phong cách kiến trúc Narsid cung điện này gồm ba khu chính với mái vòm có dát ngà voi và ngọc quý các bức tượng có những hình vẽ trừu tượng thể hiện đậm nét văn hóa hồi giáo.

10.Lăng mộ Gonbad-e Qābus
Lăng mộ Gonbad-e Qābus là một công trình, đài tưởng niệm nằm ở thành phố Gonbad-e Qabus. Công trình này cao 53 mét, được xây dựng vào năm 1006 cho Qābus Ibn Voshmgir (người cai trị Ziyarid).[1] Nó nằm gần khu di tích của thành phố cổ Jorjan ở đông bắc Iran và là một di sản thế giới của UNESCO vào năm 2012.

Khu vực là một bằng chứng cho sự giao lưu văn hóa giữa dân du mục Trung Á và các nền văn minh cổ đại của Iran. Tòa tháp cũng là bằng chứng duy nhất còn lại của Jorjan, một trung tâm nghệ thuật và khoa học đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của quân Mông Cổ trong thế kỷ 14 và 15. Đây là một ví dụ nổi bật và công nghệ tiên tiến của kiến trúc Hồi giáo có ảnh hưởng đến các công trình xây dựng ở Iran, Anatolia và Trung Á. Nó được xây bằng gạch nung không tráng men, với cấu trúc hình thức hình học phức tạp của di tích tạo thành một hình trụ thon với đường kính 15,5 – 17 m, và trên cùng là một mái ngói hình nón. Nó cho thấy sự phát triển của toán học và khoa học trong thế giới Hồi giáo vào đầu thiên niên kỷ thứ 1.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN