Người sếp có thể bạn hoàn toàn không để ý đến trạng thái cảm xúc, hành động, giọng nói hay những biểu hiện khác của cơ thể khi giao tiếp với mọi người, nhưng những chi tiết nhỏ đó đôi khi mang đến những tác động đặc biệt theo nhiều cách thức khác nhau. Làm sao tận dụng sự ảnh hưởng đó để xây dựng một tổ chức như là ngôi nhà thứ hai của các nhân viên, nơi họ vừa yêu thương vừa trách nhiệm hết mình?
Dưới đây là các phương pháp dành cho các nhà lãnh đạo, được đúc kết từ những nghiên cứu về niềm vui và hạnh phúc của nhân viên
1 Là một người trung thực
Trung thực là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc tạo lập nền tảng cho mọi mối quan hệ, dù là cá nhân hay trong công việc.
Sự chân thật giúp chúng ta xây đắp cho mối quan hệ ngày một tích cực hơn, là chiếc cầu nối lòng tin giữa nhà quản lý và các đồng sự thông qua những tương tác tích cực và liên tục trong một khoảng thời gian dài. Chính vì thế hãy luôn chân thật, đồng thời khuyến khích điều tương tự ở những người xung quanh bạn khi tìm việc làm.
2 Mang đến ý nghĩa cho công việc
Mỗi chúng ta đều có mong muốn tạo nên sự khác biệt, gầy dựng nên những điều tốt đẹp mang đến giá trị cho khách hàng, cho cộng đồng thông qua mỗi công việc mà ta làm hàng ngày.
Với cương vị của một người lãnh đạo, bạn có thể truyền đạt ý nghĩ này đến với nhân viên của mình, để họ có cùng suy nghĩ và mục tiêu hành động với bạn, bằng cách giúp họ hiểu rõ mục đích chung của công ty và giải thích tại sao mỗi người trong số họ đều là một phần không thể thiếu để thực hiện nó.
Như những gì mà nhà nghiên cứu Nicolas de Benoist của Steelcase đã chỉ ra: “Cách chúng ta sử dụng thời gian, làm những điều đúng đắn theo cách đúng đắn, có thể tác động mạnh mẽ đến hạnh phúc của chúng ta”.
3 Có những phản hồi rõ ràng
Trước khi đưa ra lời khiển trách nhân viên vì chưa đủ nỗ lực, hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt. Nói cho họ biết nếu chất lượng các công việc mà họ thực hiện đang sụt giảm mạnh. Hãy truyền đạt về những gì cần thay đổi, người đó nên điều chỉnh cách tiếp cận công việc như thế nào và hạn định thời gian mà công ty đưa ra để họ xoay chuyển tình thế và cải thiện hiệu suất khi tìm việc làm tphcm. Đôi khi, tất cả những điều họ cần chỉ là sự thúc đẩy đúng hướng.
4 Xây dựng hệ thống cấp bậc và cấu trúc công ty
Người quản lý nên sáng tạo một diễn đàn cho những thảo luận trong công ty và giải quyết các vấn đề của nhân viên. Sự phân cấp giữa nhân viên và quản lý rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện công việc và ai là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. Sếp phải xem xét kĩ lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra thành công, khó khăn, trong khi đó nhân viên cần dựa vào sếp để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc hợp lý, phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.
Hệ thống cấp bậc và cấu trúc được phản ánh theo cách sắp đặt vật dụng trong văn phòng, phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của công ty. Sếp có thể làm việc trong văn phòng riêng biệt với đồ đạc tốt hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng dù phân cấp bậc rõ ràng nhưng phải đảm bảo nhân viên có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin với bạn một cách cởi mở và thoải mái.
5 Quan tâm đến nhân viên
Hãy giúp nhân viên của bạn có cơ hội được thể hiện toàn diện khả năng bằng cách giúp gạt bỏ tối đa sự xao nhãng. Hãy tạo ra một môi trường làm việc có trật tự, thoải mái và điềm tĩnh khi tìm việc làm thêm. Khi các nhân viên có thể tập trung hoàn toàn cho công việc, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ có những thay đổi đáng kể và sự hài lòng của khách hàng cũng theo đó mà tăng lên.
6 Sự định hướng công việc cho nhân viên
Một người quản lý xuất sắc cần đảm bảo mỗi nhân viên của mình nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ vai trò của mình, làm việc với năng suất và đạt hiệu quả cao nhất nếu có sự ủng hộ cũng như hướng dẫn của sếp. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nâng cao mối quan hệ giữa nhân viên và sếp.
7 Lắng nghe những quan điểm bất đồng
Giao tiếp là một cuộc đối thoại hai chiều và người quản lý nên chuẩn bị để lắng nghe các quan điểm từ nhân viên. Có lý do nào cho sự thay đổi thái độ làm việc không? Cấp dưới không còn dành nhiều nỗ lực với công việc vì họ đang không hài lòng chuyện gì đó? Khai thác hết nguyên nhân của mọi vấn đề là việc tối quan trọng.