Top 5 khu vực bằng phẳng nhất trên thế giới

0
1286
Vật Phẩm Phong Thủy

Là những khu vực mà so với mực nước biển , điểm cao trung bình của nó chênh lệnh không quá lớn. Và dưới đây là 5 khu vực bằng phẳng nhất trên thế giới hiện nay.

1.Kingman Reef
Rạn san hô Kingman là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước và không có người ở. Nó nằm trong Bắc Thái Bình Dương khoảng nửa đường từ Quần đảo Hawaii và Samoa thuộc Mỹ tại toạ độ 6°24′B 162°24′T. Đây là rạn san hô cận bắc nhất của Quần đảo Line (Quần đảo Xích đạo) và nằm 65 km hướng bắc tây bắc Đảo san hô Palmyra, đảo gần nhất kế tiếp. Là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ, rạn san hô được quản trị từ Washington, D.C. qua Hải quân Hoa Kỳ. Rạn vòng này không mở cửa cho công chúng. Tổng diện tích trong vành đai san hô (mà phần phía tây có độ sâu rất lớn) là 60 km². Chỉ có một dải đất khô nhỏ ở vành đai phía đông có diện tích ít hơn 0,01 km².
Rạn san hô Kingman được thuyền trưởng tàu Betsey là Edmund Fanning tìm thấy năm 1789 nhưng được đặt tên theo thuyền trưởng W. E. Kingman người tìm thấy nó lại vào năm 1853. Nó chính thức bị Hoa Kỳ thôn tính vào 10 tháng 5 năm 1922 khi Lorrin A. Thurston đọc tuyên cáo trên đảo, “xin tuyên cáo cho tất cả mọi người biết: vào ngày 10 tháng 5 năm 1922, người đại diện ký tên dưới đây, thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Copra Đảo Palmyra đã đổ bộ từ thuyền máy Palmyra lên đảo vào ngày 10 tháng 5 năm 1922, chính thức chiếm quyền sử dụng rạn san hô có tên gọi là Rạn san hô Kingman nằm ở vị trí kinh tuyến 162 độ 18 phút tây và 6 độ 23 phút bắc thay mặt cho Hoa Kỳ và tuyên bố tương tự cho công ty vừa nói.”

Rạn san hô Kingman nằm cách Honolulu 920 hải lý về phía nam. Có nhiều lúc chu vi đường bờ biển của rạn kéo dài đến 3 km. Nhưng vì điểm cao nhất của rạn chỉ khoảng một mét so với mặt biển nên hầu như lúc nào cũng ướt và bị sóng biển đập vào khiến rạn Kingman trở thành nơi nguy hiểm cho lưu thông thuyền bè. Rạn không có nguồn lợi thiên nhiên, không có cư dân và cũng không có hoạt động kinh tế nào cả.

Rạn san hô bao bọc một phần vụng biển sâu đến 74 mét là nơi được sử dụng vào năm 1937 và 1938 như trạm dừng giữa đường của tàu bay (flying boat) thuộc hãng hàng không Pan American Airways từ Hawaii đi Samoa thuộc Mỹ. Năm 1937, Pan Am có kế hoạch neo tàu tên là North Wind (Bắc Phong) làm một trạm xăng dầu nổi tại Kingman và dùng rạn vòng này như trạm ghé qua cho các tàu bay trên đường đi New Zealand nhưng Pan Am bỏ ý định tìm hiểu về chi phí cần có để thực hiện kế hoạch này. Có thêm các mối quan tâm khác nữa là những cơ sở tiện nghi qua đêm không biết có đáp ứng được nhu cầu hay không trong trường hợp có sự cố về cơ khí. Kết quả là Pan Am chuyển sang Đảo Canton vào 18 tháng 5 năm 1939 và bắt đầu phục vụ đến New Zealand vào 12 tháng 7 năm 1940.


2.Palmyra Atoll
Rạn san hô vòng Palmyra, hay đảo Palmyra, là một rạn san hô vòng đã được hợp nhất và quản lý bởi Chính phủ Hoa Kỳ. Đảo san hô này rộng 4,6 dặm vuông (12 km²) và nó nằm trong Bắc Thái Bình Dương ở tọa độ 5°53′B 162°5′T. Về mặt địa lý thì Palmyra là một đảo trong Quần đảo Line (phía đông nam Rạn san hô Kingman và phía bắc Kiribati thuộc Quần đảo Line). Nó nằm gần như về phía nam của Quần đảo Hawaii, khoảng nữa đường từ Hawaii đến Samoa thuộc Mỹ. Bờ biển dài 9 dặm (14,5 km) có một nơi để neo tàu được biết là Phá Tây (West Lagoon). Đảo gồm có một dãy bờ đá rộng, hai phá nông và khoảng 50 đảo con và cồn bằng đá san hô và cát trên đó có thực vật; đa số là dừa, Scaevola, và cây Pisonia.

Tất cả các đảo con của rạn vòng này nối tiếp với nhau, trừ Đảo Cát (Sand Island) ở phía tây và Đảo Barren ở phía đông. Đảo lớn nhất là Đảo Cooper ở phía bắc, kế đến là Đảo Kaula ở phía nam. Vòng cung phía bắc được tạo bởi Đảo Straw, Đảo Cooper, Đảo Aviation, Đảo Quail, Đảo Whippoorwill, kế đến vòng cung ở phía đông là Đảo Eastern, Đảo Papala và Đảo Pelican, và vòng cung phía nam là Đảo Bird, Đảo Holei, Đảo Engineer, Đảo Tananger, Đảo Marine, Đảo Kaula, Đảo Paradise và Đảo Home (theo kim đồng hồ). Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 175 in (4,445 mm). Nhiệt độ ban ngày trung bình là 85 °F quanh năm.


3.Bassas da India
Bassas da India (cũng gọi là Basse de Judie) là một phần của Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp. Đây là một đảo không người ở, một đảo san hô vòng hình tròn có đường kính 10 km (6 mi), và tổng diện tích (bao gồm đầm phá) là 80 km2 (31 sq mi). Đảo nằm ở phía nam của eo biển Mozambique, khoảng nửa đường giữa Madagascar (cách 385 km (239 mi) về phía đông) và Mozambique, và cách 110 km (68 mi) về phía tây bắc của đảo Europa. Đảo nổi lên từ một dốc sâu 3000 m dưới đáy biển. Vành đá ngầm trung bình khoảng 100 m băng qua và hoàn toàn rào xung quanh một đầm phá nông có độ sâu tối đa là 15 m. Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của đảo là 123.700 km2 (47.761 sq mi) và giáp với EEZ của đảo Europa.
Đảo san hô vòng gồm có 10 đảo đá cằn cỗi, không có thực vật với tổng diện tích 0,2 km². Các đảo nằm ở phía bắc và đông của đảo san hô vòng cao từ 2,1 to 3 m, còn các đảo phía tây và nam cao 1,2 m. Đá ngầm hoàn toàn bị ngập từ 3 trước và 3 giờ sau thủy triều đạt cao nhất. Vùng bờ biển của đá ngầm dài 35,2 km (22 mi). Khu vực thường bị lốc xoáy. Đảo san hô vòng là một mối nguy hiểm cho hoạt động hàng hải và là địa điểm đã xảy ra nhiều vụ đắm tàu.

Bassas da India lần đầu tiên được ghi lại bởi các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 16. Các tên ban đầu của đảo là Baixo da Judia, tức “Bãi cạn Judia”. Judia là tên của một tàu Bồ Đào Nha bị mắc cạn tại đá ngầm này. Tàu này mang tên “Judia” (có nghĩa “người đàn bà Do Thái” trong tiếng Bồ Đào Nha), do nó thuộc quyền sở hữu của một thương gia Do Thái đến từ Bồ Đào Nha.[1] Tên gọi trở thành Bassas da India do các nhà vẽ bản đồ sao chép lỗi. Năm 1897, đảo bị Pháp chiếm hữu và sau đó đặt dưới quyền quản lý từ Réunion năm 1968. Madagascar tiếp tục tuyên bố chủ quyền với đảo.

4.Wingili Island (Addu Atoll)
Addu Atoll cũng có cá voi và cá heo voi đặc biệt. Có rất nhiều loài được tìm thấy ở đó. Addu Atoll là khu vực duy nhất ở Maldives không bị ảnh hưởng bởi việc tẩy san hô toàn cầu năm 1998 . Phía nam của Maldives đã được cứu thoát khỏi những dòng hải lưu lớn “quá nóng” ( El Niño ); các san hô sáng và khỏe mạnh bắt đầu ở đầu giris và thilas (khoảng 1 mét dưới bề mặt) và độ dốc xuống với độ cao tới 30 mét (98 ft).


5.Ashmore & Cartier Islands
Lãnh thổ Quần đảo Ashmore và Cartier là một lãnh thổ của Úc gồm bốn đảo nhiệt đới thấp nằm trong hai ám tiêu riêng rẽ, cùng với vùng lãnh hải mười hai hải lý xung quanh các đảo nàyLãnh thổ này nằm trong Ấn Độ Dương, trên rìa thềm lục địa, cách bờ biên tây bắc Úc chừng 320 km (199 mi) và cách đảo Rote thuộc Indonesia khoảng 144 km (89 mi) về phía nam.

Ám tiêu Ashmore được gọi là Pulau Pasir trong tiếng Indonesia và Nusa Solokaek trong tiếng Rote. Cả hai đều có nghĩa là “đảo cát”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN