Bình đẳng giới là một trong những yếu tố rất quan trọng hiện nay , nhưng việc thực hiện là một trong những điều rất khó khăn . Nhưng những quốc gia dưới đây đã và đang làm được điều đó từ rất lâu.
1.New Zealand
New Zealand là một quốc gia quân chủ lập hiến dân chủ đại nghị, song hiến pháp đảo quốc là bất thành văn. Elizabeth II là Nữ vương của New Zealand và là nguyên thủ quốc gia.[53] Đại diện cho Nữ vương là Toàn quyền, bà bổ nhiệm toàn quyền theo khuyến nghị của thủ tướng. Toàn quyền có thể thi hành các quyền lực đặc quyền của quân chủ, như tái xét các vụ tố tụng bất công và tiến hành bộ nhiệm các bộ trưởng, đại sứ và các công chức quan trọng khác,và trong những tình huống hiếm hoi là quyền dự bị (như quyền giải tán Nghị viện hay từ chối ngự chuẩn một đạo luật thành luật). Quyền lực của Nữ vương và Toàn quyền bị hạn chế theo những ràng buộc hiến pháp và họ không thể thi hành một cách thông thường khi không có khuyến nghị của Nội các.
2.Australia
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Nữ vương Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia với tư cách Nữ vương Úc- một vai trò tách biệt so với địa vị là quân chủ của các quốc gia khác trong Vương quốc Khối thịnh vượng chung. Nữ vương cư trú tại Anh Quốc, các phó vương đại diện cho bà tại Úc (Toàn quyền tại cấp liên bang và Thống đốc tại cấp bang), theo quy ước thì họ hành động theo cố vấn của các bộ trưởng. Hiến pháp Úc trao cho quân chủ quyền hành pháp tối cao, song quyền thi hành nó được Hiến pháp ban cho riêng Toàn quyền. Hành động đáng chú ý nhất về việc thực hành quyền lực dự trữ của Toàn quyền bên ngoài đề nghị của Thủ tướng là việc giải tán chính phủ Whitlam trong cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1975.
3.Finland
Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Phần Lan giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan.
Phần Lan đã có hiến pháp và hình thức chính quyền riêng khi còn là một đại công quốc tự trị thuộc Nga. Hiến pháp Phần Lan được phê chuẩn ngày 17 tháng 7 năm 1919 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Về cơ bản, hiến pháp đảm bào các quyền công dân, mọi người bình đẳng trước pháp luật. Quyền lực tối cao nằm trong tay người dân, mà quốc hội là đại diện.
Tổng thống hiện tại là Tarja Halonen. Bà bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất vào năm 2000 và tái đắc cử vào năm 2006. Bà là vị tổng thống thứ 11 và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. Trước đó bà là bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phần Lan.
4.Norway
Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy (Bokmål: Kongeriket Norge; Nynorsk: Kongeriket Noreg), là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinavia. Nước này giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga. Khoảng cách từ các phần phía bắc và phía nam Na Uy lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách từ đông sang tây. Đường bờ biển dài dọc theo Bắc Đại Tây Dương của quốc gia này là nơi có những fjord (vịnh hẹp) của họ.
Vương quốc Na Uy là một quốc gia quân chủ lập hiến với một chính phủ theo hệ thống nghị viện. Gia đình Hoàng gia là một nhánh của gia đình hoàng gia Glücksburg, có nguồn gốc từ Schleswig-Holstein ở Đức. Vai trò của nhà Vua, Harald V, chỉ mang tính nghi lễ, nhưng ông có ảnh hưởng như một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia. Dù hiến pháp năm 1814 trao cho nhà vua nhiều quyền hành pháp quan trọng, chúng luôna được Hội đồng nhà nước thực hiện dưới danh nghĩa của nhà vua (Hội đồng hay nội các của nhà vua). Những quyền lực được hiến pháp trao cho nhà Vua chỉ là trên danh nghĩa, nhưng trong một số trường hợp có thể là rất quan trọng như trường hợp trong Thế chiến II, khi nhà Vua tuyên bố sẽ thoái vị nếu chính phủ chấp nhận đề nghị của đức. Hội đồng Nhà nước gồm một Thủ tướng và các bộ trưởng, được chỉ định chính thức bởi đức vua. Chế độ đại nghị đã xuất hiện từ năm 1884 và đòi hỏi rằng nội các không bị sự phản đối của nghị viện, và rằng sự chỉ định của nhà vua chỉ là một thủ tục khi rõ ràng có một đa số trong nghị viện thuộc một đảng hay một liên minh. Nhưng trong trường hợp cuộc bầu cử không có sự chênh lệch rõ rệt của một đảng hay một liên minh, lãnh đạo của đảng thích hợp nhất cho việc thành lập một chính phủ sẽ là vị Thủ tướng được nhà Vua chỉ định. Na Uy từng có nhiều lần có chính phủ thiểu số. Nhà Vua họp với chính phủ vào mỗi thứ sáu tại Hoàng cung (Hội đồng Nhà nước), nhưng các quyết định của chính phủ đã được đưa ra trước đó trong những cuộc họp chính phủ, do thủ tướng lãnh đạo, vào mỗi thứ ba và thứ năm. Nhà vua khai mạc nghị viện vào mỗi tháng 9, ông tiếp nhận các đại sứ tới triều đình Na Uy, và ông là Tư lệnh tối cao danh nghĩa của Lực lượng Phòng vệ Na Uy và là Người đứng đầu Nhà thờ Na Uy.
5.Denmark & Iceland
Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là thành viên sáng lập của NATO và OECD.
Luật căn bản – cũng gọi là luật hiến pháp – của Vương quốc Đan Mạch (Danmarks Riges Grundlov) được vua Frederik VII ký ban hành ngày 5 tháng 6 năm 1849. Luật này chuyển quốc gia Đan Mạch từ một vương quốc do một người cai trị (enevælde) sang một quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp ở trong tay quốc hội (Folketinget), quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc lập.
Người đứng đầu quốc gia (chỉ đóng vai trò tượng trưng) là vua hoặc nữ hoàng. Hiện nay đứng đầu vương quốc là Nữ hoàng Margrethe II.
Luật căn bản này đã trải qua 3 đợt tu chính: lần thứ nhất vào năm 1866, lần thứ hai vào năm 1915 (cho phép các phụ nữ được quyền ứng và bầu cử) và lần thứ ba vào năm 1953.