Top 8 điểm du lịch nổi tiếng ở Roma mà bạn nên đến một lần trong đời

0
1450
Vật Phẩm Phong Thủy

Rome, thành phố của bảy ngọn đồi, được chia thành các khu phố, thường được đặt tên theo điểm hấp dẫn chính trong từng khu vực. Các khu vực được phân chia bởi Sông Tiber và kết nối với nhau bằng những con đường rải sỏi và đại lộ. Sử dụng một tấm bản đồ trong khi khám phá, đặc biệt là nếu du khách đang ghé thăm một số quận cũ, nơi các địa chỉ và đường phố có thể gây nhầm lẫn. Đi bộ là cách tốt nhất để có dạo quanh những con đường nhỏ lộng gió ở nhiều di tích lịch sử. Xe buýt là lựa chọn thiết thực nhất cho phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, đi lạc là một điều thú vị của Rome. Du khách có thể lạc đến một kho tàng bí ẩn như một tiệm bánh dưới lòng đất có cornetti tươi từ lò nướng, hoặc một cuộc khai quật khảo cổ ở trung tâm một con phố tấp nập.

Chuyến thăm Rome không được coi là hoàn hảo nếu du khách không trải nghiệm những địa điểm nổi bật về kiến trúc và nghệ thuật của thành phố. Có các kỳ quan thời Phục hưng như Palazzo Senatorio và Nhà nguyện Sistine trong Thành phố Vatican. Kiệt tác kiến trúc Baroque, bao gồm Nhà thờ St. Peter’s, Bậc thang Tây Ban Nha và Đài phun nước Trevi tuyệt vời cũng là những điểm cần tham quan. Quay ngược thời gian xa hơn nữa và dạo qua lịch sử của Đế chế La Mã tại Quảng trường La Mã, kết thúc Đấu trường La Mã đáng kinh ngạc. Giữa những chuyến tham quan, hãy ngồi lại và thưởng thức cà phê ở một trong những quảng trường thị trấn cũ như Quảng trường Navona.

1 Đấu Trường La Mã (Colosseum)
Một công trình kiến trúc nặng ký thực sự, Đấu trường La Mã 2.000 năm tuổi thường được coi là một trong bảy kỳ quan “hiện đại” của thế giới.

Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.

Đấu trường Colosseum vẫn được sử dụng gần 500 năm với những bằng chứng ghi chép được về trận đấu thế kỷ 6 – rất lâu sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ngoài sử dụng làm nơi đấu của võ sỹ, nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Công trình này dẫn dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháp đài…

2 Bảo tàng Vatican
Hãy quên đi bảo tàng Louvre, Met hoặc Hermitage, một số bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới có thể tìm thấy tại Bảo tàng Vatican.

Có lẽ là bộ sưu tập các vật trưng bày lớn nhất trên toàn thế giới, Bảo tàng Vatican gây sửng sốt này kết hợp các kiệt tác thời Phục hưng tuyệt vời với các hiện vật truyền thống của La Mã.
Bộ sưu tập của Bảo tàng Vatican đã được Đức Giáo Hoàng Julius II tạo ra vào năm 1506 – cùng năm đặt viên đá nền móng cho Nhà thờ St. Peter – để trưng bày những kiệt tác được Giáo hội Công giáo mua lại trong nhiều thế kỷ trước. Những kiệt tác này, trong đó bao gồm những bức tranh, tác phẩm điêu khắc và hiện vật lịch sử, hiện thu hút hơn 5 triệu du khách mỗi năm.

Có nhiều bộ sưu tập nhỏ hơn tạo nên bộ sưu tập của Bảo tàng Vatican, trong đó mỗi bộ sưu tập nhỏ lại tự hào về các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, nhưng có một vài điểm nổi bật đặc biệt mà du khách nên ưu tiên. Phòng trưng bày nghệ thuật Pinacoteca Vaticana có những bức tranh và tranh thờ nổi được tạo ra bởi những Danh họa bậc thầy, bao gồm Giotto, Raphael và da Vinci cũng như tác phẩm đặc trưng của Caravaggio The Entombment of Christ (Lễ chôn cất Chúa Jesus). Bảo tàng Museo Pio – Clementino có các điển hình về tác phẩm điêu khắc Hy Lạp và La Mã. Ngoài ra còn có các bộ sưu đồ sộ gồm các hiện vật của Ai Cập cổ đại, nghệ thuật tôn giáo đương đại và bản đồ trang trí của Ý qua các thời đại.

3 Quảng trường La Mã (Foro Romano)
Khám phá một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất trên thế giới và đắm mình trong bầu không khí cổ xưa, nơi Đế chế La Mã bắt đầu.

Ở thời kỳ đỉnh cao, Đế chế La Mã chiếm 2,5 triệu dặm vuông (6,5 triệu km vuông), nhưng ở trung tâm của Đế chế rộng lớn là Quảng trường La Mã, hiện là một đài tưởng niệm đổ nát cho sức mạnh từng được các hoàng đế cổ đại và đội quân đông đảo của họ nắm giữ.

Mặc dù địa điểm Quảng trường La Mã khá nhỏ nhưng người ta thường dễ bỏ qua một viên ngọc quý mà không nhận ra. Thiếu thông tin về công trình này là điều không nên, nhưng du khách có thể thuê một bộ hướng dẫn âm thanh với một khoản phí nhỏ từ một gian hàng cạnh Cổng Titus, gần Đấu trường La Mã.

Điểm thú vị quanh quảng trường bao gồm các cột trụ phía trước của Đền Saturn (nằm ở mũi phía tây bắc của địa điểm), các phế tích lâu đời nhất còn tồn tại trong quần thể, và Cổng Septimius Severus bằng đá cẩm thạch lớn, được xây dựng vào năm 203 để ăn mừng chiến thắng của hoàng đế chống lại người Parthia. Các điểm nổi bật khác gồm Cổng Titus (thế kỷ thứ 1), Đền Vesta và Nhà thờ Luca Santi e Martina (cả hai đều được xây dựng từ thế kỷ thứ 7). Tuy nhiên, với hàng trăm di tích nằm rải rác quanh địa điểm này, còn có những điểm ít nổi bật hơn cần tham quan, như sàn nhà khảm màu cẩm thạch bên trong Curia Julia, tòa nhà mà Thượng viện sử dụng để tranh luận.

Cách tốt nhất để ghé thăm quảng trường này là kết hợp với chuyến thăm Đấu trường La Mã, vì giá vé cho phép vào cả hai điểm tham quan (cũng như Đồi Palatine). Vé này có giá trị trong hai ngày, vì vậy du khách có thể dành thời gian khám phá kỹ địa điểm này. Tuy nhiên, cần nhớ rằng quảng trường chỉ mở cửa đến 6h00 chiều hầu hết các ngày trong mùa hè và đến 1h chiều vào Chủ Nhật. Địa điểm này ít râm mát nên du khách cần đem theo kem chống nắng và nước.

Bất cứ khi nào du khách lên đường, hãy chuẩn bị cho sự ngạc nhiên. Khung cảnh có thể đổ nát, nhưng vào thời điểm bắt đầu bước trên con đường Via dei Fori Imperiali, du khách sẽ thấy Quảng trường La Mã vẫn ấn tượng hơn bao giờ hết.

4 Quảng trường Venezia
Gần với Quảng trường La Mã, Quảng trường Venezia không phải là nơi để ngồi nhấm nháp cà phê – mà thích hợp để khám phá cung điện, bảo tàng và bệ ngắm cảnh.
Quảng trường Venezia là nơi tham quan tốt nhất khi du khách ghé thăm Đấu trường La Mã và Quảng trường La Mã, vì địa điểm này ngay gần đó ở cuối con đường Via dei Fori Imperiali, và ấn tượng đầu tiên khá đặc biệt.

Đài tưởng niệm Quốc gia Vittorio Emanuele II (thường được gọi ngắn là Altare della Patria) nằm ngay bên trái khi bạn bước vào quảng trường. Đài tưởng niệm bằng đá cẩm thạch trắng vinh danh người có công trong công cuộc thống nhất nước Ý vào giữa thế kỷ 19. Thiết kế rộng lớn, phô trương của đài tưởng niệm đòi hỏi toàn bộ khu vực của Rome thời Trung cổ phải bị phá bỏ để nhường chỗ cho nó. Nhiều người La Mã không thích đài tưởng niệm, nhưng thật khó để bỏ qua công việc xuất sắc của các nhà điêu khắc Ý được giao nhiệm vụ làm tạo ra đài tưởng niệm, bao gồm Leonardo Bistolfi và Angelo Zanelli.

5 Piazza San Pietro (Quảng trường St. Peter)
Trung tâm ngoài trời của thế giới Công giáo, Piazza San Pietro là đỉnh cao của kiến trúc tôn giáo, đặc biệt khi mặt trời lặn.

Chỉ có một con đường du khách nên đi để đến Piazza San Pietro: hướng trực tiếp lên Via della Conciliazione để đối diện với mái vòm hùng vĩ của Nhà thờ St. Peter. Khi bạn đang đứng trên quảng trường, được biết đến là Quảng trường St. Peter, bạn sẽ không hề nghĩ rằng bạn đang ở trung tâm của bang nhỏ nhất trên thế giới.

Quảng trường hiện nay là tác phẩm của Gian Lorenzo Bernini. Vào giữa thế kỷ 17, kiến trúc sư phong cách baroque được chỉ định để tạo ra một không gian cho phép số lượng người lớn nhất có thể nhìn thấy Giáo hoàng khi ông phát biểu trước công chúng từ Cung điện Vatican. Mỗi dịp Lễ Phục Sinh, những người hành hương vẫn tụ họp ở Piazza San Pietro để chứng kiến ​​Đức Giáo Hoàng đưa ra thông điệp hàng năm. Trên thực tế, rất hiếm khi có một ngày yên tĩnh tại quảng trường.

6 Nhà thờ St. Peter (Basilica di San Pietro )
Nhà thờ này được khởi công xây dựng ngày 18 tháng 4 năm 1506 trên nền một nhà thờ khác. Chính Giáo hoàng Julius II đã ra lệnh phá bỏ nhà thờ cũ này để xây nhà thờ mới với mong muốn đây sẽ là nơi chôn cất chính mình sau khi mất. Do đó, ông đã chọn họa sỹ nổi tiếng Michelangelo làm người đứng đầu việc xây dựng công trình này. Tuy nhiên, Michelangelo phải nhường vị trí này cho Donato Bramante do một số tranh cãi về việc có nên phá bỏ nhà thờ cũ hay không. Bramante đã cho phá bỏ hầu hết nền nhà thờ 1.200 năm cùng với 4 cây cột.

Sau khi Julius II và Bramante lần lượt mất năm 1513 và 1514, công trình này bị gián đoạn nhiều lần và được chỉ huy bởi nhiều kiến trúc sư khác nhau. Trong đó có Raffaello, người đã thiết kế và xây dựng nhà thờ với hình dáng giống một cây thập tự. Một thời gian sau, lần lượt các kiến trúc sư Sangallo và Michelangelo tiếp tục việc xây dựng. Đối với Michelangelo, đây là lần thứ 2 ông chỉ huy công trình này. Ông đã thiết kế mái vòm nổi tiếng, một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng bởi đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất (dài 24 m, ở độ cao 120 m). Tuy nhiên, Michelangelo không thể hoàn thành mái vòm này (ông mất năm 1564) mà phải nhờ đến kiến trúc sư Giacomo della Porta. Năm 1626, tức sau 120 năm xây dựng, nhà thờ được khánh thành với 187 m chiều dài và 45 m chiều cao vói sức chứa trên 60.000 người.

7 Bậc thang Tây Ban Nha (Spanish Steps)
Một bậc thang hoành tráng với một quá khứ huy hoành, Bậc thang Tây Ban Nha là trung tâm của Rome cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Có rất nhiều bậc thang nổi tiếng trên thế giới, từ bậc thang Potemkin ở Odessa, Ukraina, cho đến Escadaria Selaron tại Rio de Janiero, Brazil. Nhưng hiếm bậc thang nào có thể cạnh tranh được với sự lãng mạn của Bậc thang Tây Ban Nha của Rome.

So với hầu hết các địa điểm nổi bật thời cổ đại thu hút khách du lịch của Rome, Bậc thang Tây Ban Nha là phần bổ sung khá mới mẻ vào thành phố, nhưng địa điểm này vẫn có trước khi thành lập nước Mỹ. Bậc thang được đặt tên này vì Đại sứ quán Tây Ban Nha từng được đặt ở đây.

8 Quảng trường Navona
Các tòa nhà cũ của giáo hoàng đã thay đổi phần nào qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn đóng vai trò như một trung tâm ngoài trời dành cho quán cà phê và nghệ sĩ đường phố.

Quảng trường này trước đây là sân vận động Domitian, ngày nay quảng trường vẫn còn giữ được hình dạng elip của sân vận động cổ xưa. Đây là một trong những quảng trường đẹp nhất và nổi tiếng của Rome và là một công trình kiệt tác không thể lẫn vào đâu được của các bậc thầy như Bernini, Borromini và Giacomo della Porta.

Được coi là một trong những biểu trưng hoàn hảo nhất cho kiến trúc baroque của Rome, quảng trường này có được diện mạo đẹp đẽ vào giữa thế kỷ 17 dưới thời Giáo hoàng Innocent X, người đã thuê các nghệ sĩ như Bernini, Borromini và Rainaldi để biến quảng trường này thành một điển hình về nghệ thuật tuyệt vời của Rome.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN