Top 6 loại xe thiết giáp được quân đội nước ta sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam

0
2953
Vật Phẩm Phong Thủy

Đa số những mẫu xe thiết giáp mà quân đội của chúng ta sử dụng trong chiến tranh Việt – Mỹ có xuất xứ từ Nga hay trung quốc và có những số mẫu xe thu được từ chính quân đội Mỹ . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những mẫu xe thiết giáp được sử dụng vào thời chiến nhé.

1.SU-100
SU-100 là tên một loại pháo tự hành chống tăng của Liên Xô. Nó được Hồng quân Xô Viết sử dụng rộng rãi trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Xô-Đức.

SU-100 là sự kết hợp giữa chi phí rẻ và độ tin cậy cao của khung thân T-34 với khẩu pháo 100mm mạnh mẽ có thể hạ gục các loại xe tăng hạng nặng trong thế chiến thứ 2. Nhiều nhà quân sự học cho rằng SU-100 là loại pháo tự hành chống tăng tốt nhất trong thế chiến 2. Nó vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội Liên Xô và các đồng minh của nước này sau chiến tranh. Cho đến tận đầu thế kỷ 21, SU-100 vẫn phục vụ trong một số quân đội các nước, khiến nó trở thành loại pháo tự hành có thời gian phục vụ bền bỉ nhất trong lịch sử.

Quân đội Nhân dân Việt Nam và Lục quân Nhân dân Triều Tiên vẫn tiếp tục sử dụng SU-100 cho đến ngày nay.
2.BTR-40
BTR-40 (БТР, viết tắt của từ tiếng Nga: Бронетранспортер, hay Bronetransporter, có nghĩa là “xe bọc thép chở quân”.) là một loại xe bọc thép trinh sát và chở quân bánh lốp của Liên Xô. Trong biên chế của Liên Xô loại xe này còn có tên gọi là khác Sorokovka. Đây là loại xe bọc thép chở quân đầu tiên của Liên Xô được sản xuất hàng loạt. Sau này BTR-152 thay thế vai trò của nó trong việc chở quân và BRDM-1 thay thế vai trò xe trinh sát của nó.

3.BTR-50
BTR-50 (BTR là từ viết tắt của Bronetransporter (tiếng Nga: БТР, Бронетранспортер, nghĩa là “xe bọc thép chở quân”) là một loại xe bọc thép chở quân lội nước của Liên Xô dựa trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ PT-76. BTR-50 là loại xe bánh xích, không giống các loại xe BTR khác thường là bánh lốp. BTR-50 có chung nhiều điểm tương đồng với hai loại xe bọc thép chở quân khác là OT-62 TOPAS và Type 77. OT-62 là một bản sao chép cải tiến của BTR-50 do Tiệp Khắc và Ba Lan hợp tác sản xuất, còn Type 77 dựa trên xe tăng lội nước Type 63 do Trung Quốc chế tạo, không phải là bản sao của BTR-50.


4.BTR-60
BTR-60 là loại xe bọc thép chở quân bánh lốp đầu tiên của Liên Xô có 8 bánh, mẫu xe này sau này chính là mẫu thiết kế các loại xe BTR-70, BTR-80, BTR-90 sau này, vì vậy mà chúng có hình dạng gần giống nhau. Nó có khả năng lội nước khá tốt nên thường được dùng để đổ bộ. Thân xe kín, hình hộp chữ nhật, bánh dạng lốp, có động cơ khá tốt, không chết máy giúp cho xe nổi trên mặt nước và di chuyển với tốc độ 10 km/h. Xe không có cửa chính mà chỉ có các cửa sổ phụ, mỗi bên có khoảng 4 cửa như vậy, binh lính leo vào và leo ra khỏi xe qua các cửa này, ở tháp pháo còn có 1 cửa sổ nữa dành cho pháo thủ. Lính trong xe có thể sử dụng vũ khí bộ binh như AK-47, AKM bắn ra bên ngoài. BTR-60 được trang bị một súng máy đa chức năng PKT hoặc PKM 7,62mm với 3000 viên, các mẫu sau này còn có thể trang bị đại liên 12,7 mm hoặc 14,5 mm.

Xe thiết giáp BTR-60 cũng như các thế hệ sau này cho tới BTR-82 với động cơ đặt ở đuôi trong lúc khoang chở quân nằm ở giữa khiến binh sĩ trong xe chỉ có thể ra vào bằng cửa hông hoặc cửa nóc. Đây là một thiết kế có nhược điểm rất lớn trong chiến đấu bởi binh sĩ ra vào xe phải hứng chịu hỏa lực từ phía trước hoặc hai bên hông.


5.BTR-152
BTR-152 (BTR, tiếng Nga: бронетранспортер), còn được gọi là BTR-140, là loại xe bọc thép chở quân (không có khả năng đổ bộ và lội nước) do Liên Xô chế tạo từ năm 1950. BTR-152 được phát triển và sử dụng song song với loại xe BTR-40 của nhà thiết kế VA Dedkov dựa trên mẫu BTR-141 từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Được đưa vào biên chế Quân đội Xô Viết năm 1950 – 1991, nó được dùng nhằm bổ sung cũng như thay thế cho những chiếc BTR-40. Sau năm 1970, các xe BTR-152 và BTR-40 dần được thay thế bằng các xe BTR-60, BTR-70 và BTR-80. Nó còn nằm trong biên quân đội Liên Xô – Nga đến năm 1993. Các nước khu vực Châu Phi và các nước ở Châu Á thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũng được Liên Xô cung cấp cho loại xe này và vẫn còn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng.


6.M113 APC
Thiết giáp chở quân M-113, hay còn gọi là thiết vận xa M-113, một trong những loại xe bọc thép chở quân (Armored Personel Carrier – APC) phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

Được sản xuất vào cuối thập niên 1950, vào thời kỳ đầu của Chiến tranh lạnh đến nay, với hơn 80.000 chiếc được sản xuất với 12 phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu là các phiên bản M-113A1, M-113A2, M-113A3. Hiện nay M-113 còn phục vụ cho quân đội của khoảng 50 quốc gia, trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Với một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm bắn được về phía bên sườn, M-113 như một lô cốt di động, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp thay vì ẩn nấp và chờ đến nơi quy định mới xuống xe để chiến đấu.


7.ZSU-57-2
ZSU-57-2 (Ob’yekt 500) là một loại pháo phòng không tự hành (SPAAG) của Liên Xô. Vũ khí là hai khẩu pháo tự động 57 mm. ‘ZSU’ là từ viết tắt của Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (tiếng Nga: Зенитная Самоходная Установка), nghĩa là “hệ thống pháo phòng không tự hành” đặt trên khung gầm xe xích. ’57’ là cỡ nòng của pháo tính theo đơn vị mm và ‘2’ là số lượng pháo được trang bị trên xe. Đây là hệ thống pháo phòng không tự hành bánh xích được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Liên Xô. Ở Liên Xô nó có biệt danh không chính thức là “Sparka”, có nghĩa là “cặp đôi”, để chỉ 2 khẩu pháo tự động trang bị cho xe.


8.ZSU-23-4 “Shilka”
ZSU-23-4 “Shilka” (tiếng Nga: ЗСУ-23-4 «Ши́лка») là loại pháo cao xạ tự hành bọc thép hạng nhẹ có trang bị radar do Liên Xô chế tạo. ZSU là viết tắt của Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (tiếng Nga: Зенитная Самоходная Установка – ЗСУ). Shilka là đặt theo tên một dòng sông ở Nga. Con số 23 là chỉ cỡ nòng súng. Con số 4 chỉ số lượng nòng súng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN