Top 6 loại xe tăng được quân đội nước ta sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam

0
2403
Vật Phẩm Phong Thủy

Đa số những mẫu xe tăng mà quân đội của chúng ta sử dụng trong chiến tranh Việt – Mỹ có xuất xứ từ Nga hay trung quốc và có những số mẫu xe thu được từ chính quân đội Mỹ . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những mẫu xe tăng được sử dụng vào thời chiến nhé.

1.T-34
Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). T-34 đã cách mạng hoá cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới; mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực trội hơn T-34, nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong thế chiến thứ 2, T-34 là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe; nó cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất, một số chiếc hiện vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên những lợi thế này của xe lúc ban đầu bị hạn chế nhiều do thiếu hệ thống liên lạc bộ đàm và chiến thuật sử dụng nghèo nàn do tổ lái thiếu kinh nghiệm. Hệ thống tháp pháo hai người điều khiển – khá phổ biến ở xe tăng thời đó – khiến người xa trưởng phải kiêm luôn nhiệm vụ bắn súng và nó tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ thống tháp pháo ba người (xa trưởng, pháo thủ và người nạp đạn), tuy nhiên các điểm yếu này đã được khắc phục ở phiên bản nâng cấp T-34/85.

T–34 là loại xe có buồng lái chật hẹp, nó bị đánh giá kém về mức độ tiện nghi cho kíp chiến đấu 4 người. T–34 cũng bị coi là quá ồn nên có thể bị phát hiện trong đêm từ khoảng cách 450 đến 500m, vì vậy lính Đức có được những cảnh báo sớm về vị trí của xe. Giá trị cao nhất của T–34 là thiết kế hiệu quả cao, giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp T–34 bị bắn bay mất tháp pháo vẫn dễ dàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, chỉ cần vài giờ lắp tháp pháo mới là xe lại tham gia chiến đấu được ngay. Xe cũng khá nhẹ và động cơ diesel làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T–34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khoảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T–34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T–34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức, thiết kế này hiệu quả đến nỗi Đức đã copy lại để áp dụng trên loại xe tăng Panther (Con Báo) và Tiger II (Vua Cọp).


2.T-54/55
T-54 và T-55 là tên gọi một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947 đến 1962. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử với tổng số 95.000 xe được xuất xưởng (một số nguồn khác thì ước lượng con số sản xuất này dao động từ 85.000 – 100.000 chiếc, bao gồm cả những chiếc sản xuất tại nước ngoài với tên gọi khác).

Trong thập kỷ 1970, T-54 tham chiến ở Việt Nam, Campuchia và Uganda. Đến đầu thế kỷ 21, 70 năm sau khi ra đời, hàng ngàn T-54 và các phiên bản nâng cấp của nó vẫn phục vụ tích cực trong biên chế nhiều quân đội trên thế giới.
3.PT-76
PT-76, viết tắt của (Плавающий Танк/Plavajuschij Tank trong tiếng Nga) là ký hiệu loại xe tăng lội nước hạng nhẹ của quân đội Xô Viết nặng khoảng 14 tấn. Xe tăng PT-76 được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu thập niên 1950, và sớm trở thành mẫu xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Xô Viết và những lực lượng quân sự thuộc khối Hiệp ước Warszawa. PT-76 cũng được xuất khẩu rộng rãi đến các nước đồng minh khác của Liên Xô như Việt Nam, Lào, Iraq, Bắc Triều Tiên và Cuba và đồng minh khác của Liên Xô đó là Indonesia. Có hơn 25 nước sử dụng PT-76.

Được phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 sau này còn có thế hệ 2 là PT-76B ra đời năm 1958. Cả hai đều có biên chế 3 người, hỏa lực chính gồm pháo 76,2 mm, súng máy 7,62 mm. Ngoài ra có thể thêm súng máy 12,7 mm.


4.Xe tăng hạng nhẹ M24
M24 Chaffee là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo năm 1943 và được đưa vào sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Tuy chỉ được sản xuất trong một thời gian ngắn, nhưng nó lại được sử dụng khá phổ biến. Loại xe tăng này từng được trang bị cho Quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương và Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam, hiện nay vẫn còn được cải tiến và dùng cho quân đội của một số quốc gia.


5.M41 Walker Bulldog
M41 Walker Bulldog là loại xe tăng hạng nhẹ do Hoa Kỳ chế tạo, ban đầu có biệt danh Bulldog, về sau được đặt theo tên của vị tướng Hoa Kỳ đã tử trận tại Triều Tiên Walton Walker.

Trong Chiến tranh Việt Nam, M-41 là loại xe tăng chủ lực được Hoa Kỳ trang bị cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được Việt Nam Cộng hòa sử dụng nhiều trong các chiến dịch Lam Sơn 719, Tân Cảnh… trước khi được cung cấp xe tăng hạng trung M48 Patton. Vào thời điểm năm 1973, có hơn 200 chiếc M-41 Walker Bulldog đang phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.


6.M48 Patton
M48 Patton là xe tăng hạng trung do Hoa Kỳ thiết kế. Nó được các đồng minh của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, nhất là NATO, sử dụng rất phổ biến.

M48 Patton được thiết kế và chế tạo để thay thế cho các loại xe trước đó là M46 Patton và M47 Patton.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN