Top 6 loại súng phóng lựu/ lựu đạn được quân đội nước ta sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam

0
5323
Vật Phẩm Phong Thủy

Với tinh thần giữ nước cũng như đoàn kết của dân tộc ta , những vũ khí tuy không phải là mạnh nhất nhưng dưới bàn tay sử dụng của con người Việt nam, họ đã được nâng lên một tầm cao mới . Và dưới đây là những mẫu súng , lựu đạn được quân đội nước ta sử dụng trong chiến tranh.

1.Lựu đạn F1 (Nga)
F-1 là một loại lựu đạn của Liên Xô cũ (nay là Liên bang Nga) sản xuất, biệt danh là limonka (quả chanh). Đây là một loại vũ khí phân mảnh cá nhân. Lựu đạn F1 của Nga được sản xuất dựa trên Lựu đạn F-1 (Pháp). Nó có tổng khối lượng 600 g, lượng chất nổ TNT chứa bên trong là 60 g. Ngòi nổ UZRGM được sử dụng trên F-1 cũng được lắp đặt phổ biến trên các loại lựu đạn khác của Liên Xô như RG-41, RG-42, RGO-78, RGN-86 và RGD-5. Thời gian nổ tiêu chuẩn của ngòi UZRGM là khoảng 3,5 đến 4 giây từ khi giật kíp. Tuy nhiên, các biến thể của ngòi nổ UZRGM có sẵn khả năng nổ chậm (tức không nổ tức thì), giúp dễ dàng lắp đặt các bẫy lựu đạn.

Lựu đạn F1 được giới thiệu trong Chiến tranh thế giới thứ hai và được thiết kế lại sau chiến tranh. F1 có vỏ thép khía cắt ô ở bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi để phân mảnh khi phát nổ và để chống trơn trượt khỏi tay. Khoảng cách có thể ném lựu đạn được ước tính khoảng 30-45 mét. Bán kính phân mảnh lên đến 200 mét nhưng chỉ có hiệu quả sát thương trong tâm 30 mét. Do đó, lựu đạn được ném khi xả thủ đã nấp sau một vật cản để tránh thiệt hại.

Lựu đạn F1 đã được Liên Xô cung cấp cho nhiều quốc gia khác nhau thuộc khối xã hội chủ nghĩa bao gồm cả Iraq và một số quốc gia Ả Rập. Có những biến thể khác nhau được sản xuất tại nhiều nước trên thế giới. Mặc dù đã lỗi thời và không còn trong sản xuất, nó vẫn có thể được bắt gặp ở một số vùng chiến sự vì F1 rất dễ chế tạo, gia công, được nhiều tổ chức li khai, khủng bố, du kích sử dụng.

Lựu đạn F1 được sử dụng rất phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam. Nó đã được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc, Liên Xô sản xuất hàng loạt nhằm trang bị cho du kích, Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Thường thì phần lõi lựu đạn không chỉ chứa thuốc nổ mà ngoài ra còn có mảnh vỡ của kim loại, thủy tinh, sành, sứ được nhét vào nhằm tăng khả năng sát thương khi phát nổ. Nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam ngừng sản xuất lựu đạn F1 và thay bằng các loại lựu đạn khác có độ sát thương cao hơn và an toàn hơn như RGO, RGD-5 và RGN của Liên Xô-Nga hay Q-1, KC97 của Việt Nam, vẫn còn một số lượng nhỏ lựu đạn F1 còn được sử dụng tại Việt Nam.


2.Lựu đạn cầm tay RG-42
RG-42 là một loại lựu đạn cầm tay do Liên Xô sản xuất từ năm 1942.Đây là một loại vũ khí trang bị cho cá nhân, nổ phân mảnh và được Hồng quân Liên Xô sử dụng phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai.Nó tiếp tục được Liên Xô và đồng minh sử dụng sau chiến tranh.RG-42 có tổng khối lượng 420 g trong đó có 120 g thuốc nổ TNT ở lõi,có dạng hình trụ,sử dụng ngòi nổ UZRGM tiêu chuẩn và nó cũng được lắp đặt trên các loại lựu đạn khác của Liên Xô như F1, RG-41, RGO-78, RGN-86 và RGD-5.Lựu đạn có thể được ném ở khoảng cách 35-40 mét và có bán kính sát thương hiệu quả là khoảng 10 mét. Thời gian phát nổ sau khi giật kíp là 3,2 đến 4,2 giây.RG-42 sau này trở thành nguyên mẫu để chế tạo ra lựu đạn RGD-5 có hình dáng nhỏ gọn hơn.

Lựu đạn RG-42 thường được trang bị cho các lực lượng vũ trang,bán vũ trang cộng sản trên toàn thê giới và được phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Đông Dương, Sự kiện Vịnh Con Lợn, Xung đột biên giới Trung-Xô, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung, Chiến tranh biên giới Tây nam Việt Nam v.v….Ngày nay,nhiều tổ chức khủng bố,li khai và các tổ chức hồi giáo cực đoan vẫn sử dụng lựu đạn RG-42 do đặc điểm dễ sản xuất và sử dụng.


3.Lựu đạn RGD-33
RGD-33 là một loại lựu đạn cầm tay chống bộ binh dạng chày do Liên Xô sản xuất từ năm 1933. Nó được thiết kế để thay thế loại lựu đạn Model 1914 và được sử dụng suốt Chiến tranh thế giới thứ hai.

RGD-33 có đặc điểm gồm 2 phần: phần tay cầm của nó và phần đầu nhồi thuốc nổ.Bên ngoài phần đặt thuốc nổ là lớp bọc phân mảnh làm bằng kim loại có nhiều mảnh hình thoi dính liền nhau. Trước khi sử dụng phải khóa chốt cắm của ngòi nổ ở đầu quả lựu đạn khoảng 4 giây sau đó mới ném được. Khoảng cách thích hợp để ném lựu đạn là từ 30-40 mét.Khi phát nổ, các mảnh hình thoi ở đầu của quả lựu đạn sẽ bắn ra, đạt tốc độ cao trong không khí nhằm gây sát thương biến RGD-33 trở thành một loại lựu đạn “công kích”. Nó có bán kính sát thương nhỏ,từ 10–15 m nhưng đây là khoảng cách sát thương vừa đủ để tiêu diệt đối phương và vừa an toàn cho xạ thủ. Với hầu hết các lựu đạn thời này thì RGD-33 có khả năng và lợi thế lớn.

Lựu đạn RGD-33 có hình dạng không bình thương,rất độc đáo.Điểm độc đáo nhất của nó chính là lớp vỏ bọc phân mảnh được lắp bên trên của lựu đạn,đây chính là đặc điểm gây sát thương hiệu quả đối với bộ binh vì khi phát nổ sẽ có 1 rất nhiều các mảnh vỡ hình thoi nhọn bắn ra xung quanh vị trí phát nổ.Tổng khối lượng của RGD-33 là 750 g trong đó có 250 g là khối lượng của lớp vỏ bọc phân mảnh,85 g là khối lượng thuốc nổ TNT ở bên trong.

RGD-33 hơi phức tạp khi sử dụng và sản xuất.Sau khi Đức tấn công Liên Xô thì lựu đạn RG-42 bắt đầu được sản xuất đại trà và dần thay thế RGD-33.

Sau thế chiến thứ hai,RGD-33 vẫn được sử dụng trong Nội chiến Trung Quốc,Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam và được trang bị cho phe Xã hội chủ nghĩa.Ở Việt Nam,RGD-33 được gọi là lựu đạn chày và được trang bị nhiều cho du kích cộng sản ở miền Nam Việt Nam.Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lại sử dụng lựu đạn F1 và RG-42 là chủ yếu.


4.Súng phóng lựu 40 mm M79
Thường được gọi là Thumper/ Blooper. Xuất hiện trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam và trông tương tự như nòng lơn, và nòng đơn, và súng cưa nòng của M79 đầu tiên được phục vụ quân đội Mỹ năm 1961.

M79 được thiết kế cho bộ binh phóng lựu, một trong hai vũ khí cá nhân trong bộ binh. Chiến binh được yêu cầu có một vũ khí chuyên dụng và một khẩu súng lục mang theo bên mình. M79 được coi là cầu nối tạo ra tầm hỏa lực ở giữa lựu đạn cầm tay và súng cối tầm gần (50 đến 300 mét) và do đó trở thành vũ khí không thể thiếu trong một đội binh. Với chiều dài 737 mm (nòng dài 355 mm), súng cộng với đạn nặng 3 kg, M79 là một vũ khí hiệu quả đối với địa hình rừng cây, đồi núi như Việt Nam.

M79 bắn từng phát một, súng dùng đạn cỡ 40 mm được nạp trực tiếp vào khóa nòng. Có một miếng lót cao su để tì súng lên vai và giảm lực giật. Lựu đạn M406 40 ly HE nổ mảnh rời khỏi nòng của M79 bay đi với vận tốc 75 mét một giây, và chứa lượng chất nổ trong vỏ bọc thép, khi nổ có thể văng ra hơn 300 mảnh vụn với vận tốc 1524 mét một giây, với bán kính sát thương là 5 mét. Đạn đạo bay ổn định vì lựu đạn xoay trong không trung với vận tốc 3700 vòng một phút do vòng xoáy trong nòng tạo ra.

Chiến đấu tầm gần, có hai loại đạn M79. Loại đầu tiên là đạn hình mũi tên, được giữ 45 viên nhỏ chứa trong vỏ plastic, loại này chỉ được đưa ra làm thí nghiệm. Sau đó, loại đạn này được thay thế bằng đạn chì của M576. Loại đạn này bao gồm 2700 mảnh đạn chì nhỏ được đúc và chứa trong vỏ đạn bằng nhựa 40 mm, nó bay chậm hơn trong đạn đạo nhưng ít bị lệch gió, dễ tới đích theo mong muốn. Ngoài ra, súng còn dùng được nhiều loại đạn khác nhau, đạn nổ mảnh, đạn nổ bi, bán kính sát thương khác nhau đối với từng loại, có thể lên đến 35m. M79 cũng là súng bắn lựu đạn khói (loại tiêu chuẩn và loại rơi chậm có dù), bắn khí CS và bắn lửa.

M79 có một thước ngắm và đầu ruồi, với tầm ngắm xa đến 375 mét. M79 có tầm bắn hiệu quả với mục tiêu cỡ người đứng là 200 mét, với mục tiêu công sự, lô cốt là 350 mét.

Sau này, M79 được thay thế bằng M203 gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, một số đơn vị quân đội Mỹ vẫn sử dụng M79 vì nó có tầm bắn hiệu quả xa hơn M203 (350 mét so với 150 mét)


5.B40
RPG-2 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B40. Loại súng này được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam, sau đó dần dần thay bằng đời sau RPG-7 (hay phiên bản B41 của Việt Nam).

Trong tiếng Nga súng này có tên là ручной противотанковый гранатомёт, viết tắt là RPG-2 (РПГ-2), có nghĩa là “phóng lựu chống tăng xách tay”. Phương tây thường dùng thuật ngữ anti tank rocket launcher (có nghĩa là “súng phóng rốc két /tên lửa chống tăng”) cho súng này, tuy rằng ở B40 thì phần “tên lửa” rất yếu, chỉ là cái ngòi.


6.Súng chống tăng B41
RPG-7 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B41. Gọi là B41 vì súng là đời sau của B40 (hay bazooka 40 mm), dù cho nó vẫn có đường kính là 40 mm.

Xe BMP-1 có các ổ bắn trên nóc như là công sự, sử dụng B41 và đạn tự hành chống máy bay vác vai. Một tiểu đội bộ binh cơ giới đi xe Liên Xô có một khẩu, đi xe bọc thép thì không cố định, có thể có đến 3 khẩu trên xe nhưng mỗi lính vẫn có một khẩu AK hay RPK. Thông thường B41 được lính Liên Xô dùng như súng trung đội. Mỗi tiểu đội bộ binh Liên Xô có chín người, nếu cơ giới thì có thể có đến 11 người. Liên Xô và các nước Đông Âu trong huấn luyện còn có kiểu tổ chức tổ 3 người, mỗi người mang một AK, một người mang thêm đạn cho B41 và một người mang thêm một súng, tạo thành tổ săn tăng. Mỗi tiểu đội bộ binh Việt Nam thông thường mang ba súng mạnh, gồm trung liên và B41. Trong Chiến tranh Iran-Iraq, tiểu đội Iran 11 người mang 2 B41. Trong Chiến tranh Afghanistan, tiểu đội Mujahideen 10-12 người mang 1 khẩu (năm 1983) và tăng lên 2-3 khẩu (năm 1987). Trong Chiến tranh Việt Nam có những trận đánh với tổ 3 người mang 2 khẩu B41 và AK-47, bám sát đội hình xe địch, có những trận đánh cả tiểu đoàn biên chế như vậy, tạo thành hỏa lực chống tăng đáng sợ. Mujahideen thành lập những trung đội B41 mang đến 15 khẩu (từ 50% đến 80% lính mang B41), tạo thành đội săn tăng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN