Cây xanh hay cây cảnh nói riêng là một trong những yếu tố giúp bạn có được không gian sống chất lượng. Dưới đây là 7 loại cây cảnh đem lại không gian trong lành ngoài việc dùng để trang trí!
1. Lan ý, còn gọi là huệ hòa bình (Peace Lily, Spathiphyllum)
Cây lan ý có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất
Đây là cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên và độc hại cho vật nuôi… Cụm hoa có một màu trắng dày trên cành thẳng đứng, trông rất kiêu sa. Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh…
2. Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng làm cây bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà. Tại Nhật Bản, cây tuyết tùng là loài cây được người ta coi là vô cùng thiêng liêng. Người ta tin rằng các linh hồn của người chết và của các vị thần đều sống ở bên trong cây.
3. Cây sống đời
Cây sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng có nguồn gốc từ Madagascar. Khác hẳn với bề ngoài giản đơn của nó, cây sống đời có rất nhiều lợi ích bất ngờ. Nó tích nước trong phần thân lá và có tác dụng điều hòa không khí trong nhà bạn, thích hợp trồng tại nơi có không khí khô thoáng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không tưới cây quá nhiều nước và đặt ở nơi đón nhiều ánh sáng nhé.
4. Cây trúc mây, còn gọi là mật cật hoặc hèo quạt (Lady Palm, Rhapis Excelsa)
Cây trúc mây lọc tốt amoniac, một chất rất độc hại đối với hệ hô hấp của con người. Chất này là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.
Đây là cây ưa sáng hoạc chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc.
5. Cây lưỡi hổ (Snake Plant, Sansevieria Trifasciata)
Cây luỡi hổ giúp làm giảm carbon dioxide, ormaldehyde, benzene trong không khí. Ngoài ra, cây lưỡi hổ có quá trình tổng hợp oxy ngược với hầu hết các cây. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy. Vì vậy, cây này rất phù hợp để đặt trong phòng ngủ, phòng có nhiều máy tính, máy in.
6. Cây thường xuân (Ivy, Hedera Helix)
Lá thường xuân hấp thụ rất tốt chất formaldehyde hay còn gọi là phoóc môn, một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất. Các vật dụng phổ biến ở gia đình như: thảm, xốp cách điện, nhựa, gỗ dán… sẽ thải ra formaldehyde theo thời gian.
Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.
7. Hoa cúc mâm xôi
Hoa cúc mâm xôi (Chrysanthemum morifolium) không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời, mà còn là một trong những loài cây đứng đầu bảng về khả năng lọc không khí với khả năng loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzene trong không khí nhà ở.