Top 5 cách hút ánh sáng tự nhiên để nhà ngập nắng ấm

0
1246
Vật Phẩm Phong Thủy

Ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điện năng chiếu sáng mà còn hạn chế được tình trạng ẩm mốc và có nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe và phong thủy nhà ở. Do đó mà bất cứ gia chủ nào cũng mong muốn thu hút thêm thật nhiều ánh sáng tự nhiên vào căn nhà của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện ‘đất chật người đông’ như hiện nay thì không phải gia đình nào cũng có được một khoảng không gian đủ rộng để có được một ngôi nhà tràn ngập nắng ấm.

1 Sử dụng giếng trời
Giếng trời là một giải pháp hoàn hảo cho những ngôi nhà ống nằm san sát nhau hiện nay. Việc thay thế một khoảng không gian trên mái nhà bằng một tấm kính cường lực trong suốt hoặc loại kính hơi mờ sẽ giúp bạn mở ra cánh cửa để đón ánh sáng vào nhà. Lợi thế của giếng trời là bạn có thể hứng được ánh sáng mạnh đi qua tất cả các tầng, giúp cho ngôi nhà sáng bừng khiến nội thất đẹp mà không cần đèn điện.

2 Mở rộng thêm kích thước các khung cửa
Dễ hiểu thôi, nếu các khung cửa nhà bạn càng rộng thì lượng ánh sáng tràn vào nhà càng nhiều hơn. Chính vì vậy mà việc mở rộng kích thước các khung cửa (cửa chính và cửa sổ) trong nhà là cách thu hút ánh sáng đơn giản nhất.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên mở rộng cửa ở vị trí có khả năng hứng nắng sớm thôi nhé. Bởi như thế sẽ mang lại cảm giác dễ chịu chứ không nóng nực và oi bức như khi hứng nắng chiều.

Đặt hướng cửa về phía có nắng sớm.

Mặt khác, sau khi mở rộng các khung cửa, bạn nên thiết kế thêm rèm để chủ động hơn trong việc điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Đồng thời treo thêm vài chậu cây, chậu hoa nhỏ để tạo cảm giác dịu mắt hơn nhé!

3 Xây cửa sổ sát đất
Khác với những khung cửa sổ thông thường nằm cách nền nhà một khoảng khá lớn, cửa sổ sát đất với sự mở rộng tối đa của nó không chỉ tạo một tầm nhìn thông thoáng hơn mà còn mang đến không gian tươi sáng hơn cho những không gian kín đáo như bếp hay phóng ngủ.
Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn giải pháp này để thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình. Với những khung của sổ lớn được đẩy sát nền nhà bằng chất liệu kính cường lực, tạo nên một khỏng không hút ánh sáng hiệu quả cho không gian và một tầm nhìn mở rộng hơn, tươi sáng hơn cho ngôi nhà.

4 Cách lấy ánh sáng từ mái nhà bằng biện pháp thiết kế cửa sổ cho tầng áp mái, tầng lửng
Thiết kế cửa sổ kính chết từ mái phụ không chỉ có tác dụng trang trí làm cho hệ thống mái đẹp hơn, sang trọng hơn mà còn giúp cho không gian nội thất thống thoáng và hấp thu ánh sáng tự nhiên cho tầng áp mái hoặc tầng lửng, cũng là cách lấy ánh sáng cho phòng ngủ tầng áp mái.
Mái phụ để thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau tạo nên tính thẩm mĩ như hình vòm, hình tam giác… có kích thước nhỏ và lắp kính để lấy ánh sáng tự nhiên. Mái phụ chỉ được thiết kế đối với những mẫu nhà lợp mái dốc bằng ngói thái hoặc ngói nung bình thường.
Cách lấy sáng từ mái nhà bằng thiết kế mái phụ: Thường thì các kiến trúc sư sẽ tính toán để thiết kế 2 mái phụ đối xứng trên một hệ mái hoặc một mái phụ ở chính giữa để tạo điểm nhấn. Tên một mặt phằng mái dốc, mái phục thiết kế trồi lên và có kích thước khá nhỏ so với cả hệ mái. Kích thước của mái phụ tương xứng với kích thước của hệ mái chính.
Cửa sổ trên mái phụ có thể lắp kính 1 cánh trượt hoặc có thể dùng cửa gỗ 2 cánh đối với những mái phụ lớn hơn. Những ngôi nhà 1 tầng hệ mái mái diện tích lớn thì có thể sử dụng mái phụ kích thước lớn hơn để lấy sáng cho tầng áp mái, tầng lửng và tạo nên sự sang trọng, bề thế cho hệ mái.

5 Tạo những khoảng thông nhau giữa các phòng
Ngoài phòng ngủ và nhà vệ sinh cần sự kín đáo nhất định, thì đối với những không gian khác việc tạo ra những khoảng thông nhau lại mang đến những hiệu quả chiếu sáng khiến bạn thích thú.

Khi trang trí nội thất tạo những khoảng thông nhau vừa phải sẽ khiến cho cảm giác của mọi người khi bước vào ngôi nhà bạn thoải mái hơn với không gian rộng rãi do nhiều phòng được nối liền nhau. Ngoài ra, đây còn là một cách hiệu quả để đưa ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà bạn một cách nhiều và sâu nhất có thể nhờ việc mở ra những khoảng trống nối liền nhau.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN