Top 6 cách ứng dụng đường thằng và đường cong trong thiết kế nội thất

0
3173
Vật Phẩm Phong Thủy

Đường thẳng và đường cong trong thiết kế nội thất khi được sử dụng sẽ mang các ý nghĩa và thông điệp khác nhau. Sự kết hợp của hai yếu tố tương hỗ này là giải pháp để tạo nên một không gian nội thất hoàn hảo.

1 Sử dụng đường thẳng trong thiết kế nội thất
Đường thẳng được sử dụng một cách rất phổ biến và linh hoạt trong thiết kế nội thất. Thiết kế đường thẳng tạo cảm giác vững chãi và mạnh mẽ, trật tự và ngăn nắp hơn cho không gian. Ngoài ra, các đường thẳng cũng giúp điều hướng ánh mắt của người xem đến vị trí cần tạo điểm nh

Sử dụng đường thẳng đứng trong thiết kế nội thất trong không gian có chiều cao hạn chế giúp tạo cảm giác không gian cao hơn. Thông thường, đường thẳng đứng được sử dụng ở những nơi cần không gian rộng thoáng đãng như phòng khách, phòng hội nghị, lối ra vào… Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng đường thẳng nằm ngang để trang trí với đồ nội thất cho không gian nhỏ, tạo hiệu ứng giác quan rộng hoặc dài, thoáng đãng hơn cho căn phòng.
Ngoài ra, còn có các đường chéo và các đường zigzag được sử dụng để tăng hiệu ứng giác quan cho căn phòng, có thể khiến căn phòng trông hiện đại và cá tính hơn.

2 Đường cong trong thiết kế nội thất
Nếu như các đường thẳng vốn thể hiện sự nguyên tắc, mạnh mẽ dứt khoát thì đường cong lại mang tính chất mềm mại, linh hoạt và chạm tới cảm xúc của con người. Vì vậy, đường cong thường được ưu tiên sử dụng trong những không gian cần sự sáng tạo. Những đường cong trong thiết kế nội thất sẽ giúp cho không gian sống trở nên tinh tế và nhẹ nhàng hơn.
Ưu điểm của đường cong là khả năng tạo sự nối liền hoặc liên kết chặt chẽ những thành phần khác nhau trong bố cục. Vì sự quan trọng của tính chất này nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục sẽ không trở thành một thể thống nhất. Đường cong với vai trò mang lại cảm giác thoải mái, sáng tạo, nghệ thuật và khơi dậy cảm xúc từ ấn tượng thị giác của người dùng.

3 Đường thẳng và đường cong trong phong cách thiết kế Neo – Geo
Chủ nghĩa hình học được dịch sang tiếng Anh là Neo – Geometric, theo đó “Neo” có nghĩa là mới mẻ, tân tiến và “Geometric” có nghĩa là hình học. Đây là một hình thức nghệ thuật thị giác có sử dụng các hình dạng hình học đơn giản và không đại diện cho bất kỳ điều gì trong thế giới tự nhiên. Chủ nghĩa hình học sử dụng các góc cạnh của hình khối, các mảng miếng, kết cấu hình học hoặc nguyên lý hình học trong nghệ thuật và thiết kế. Các kiến trúc sư sử dụng chủ nghĩa hình học trong các thiết kế nội thất của mình đã tạo ra xu hướng thiết kế nội thất hình học Neo – Geo. Vì vậy Neo – Geo được hiểu nôm na là sử dụng hình khối, hình học có tỷ lệ được tính toán hợp lý, đẹp mắt trong thiết kế đồ nội thất như giường tủ, bàn ghế, đèn trang trí và các vật dụng khác trong ngôi nhà.

4 Kết hợp đường thẳng và đường cong trong trang trí phòng khách
Sự kết hợp giữa đường thẳng và đường cong có thể ứng dụng vào rất nhiều trang thiết bị nội thất phòng khách để góp phần mang lại vẻ sang trọng, tinh tế cho căn nhà hiện đại, đẳng cấp. Những ứng dụng của sự kết hợp này đang trở thành một bước hoàn thiện không thể thiếu trong quy trình thiết kế của các sản phẩm cao cấp nhằm thu hút sự chú ý tự nhiên của con người, tạo điểm nhấn trong không gian sống.
Nếu như căn phòng của bạn đã được lấp đầy bởi những vật dụng với thiết kế là những đường thẳng, trông cứng nhắc và thiếu cân bằng. Vậy, bạn có thể sử dụng đường cong để cân bằng lại. Giả dụ như với những bộ sofa, khung cửa sổ, thảm trải nhà… được thiết kế từ những đường thẳng, thiếu mềm mại thì bạn có thể dùng những chiếc bàn tròn, đèn chùm hình vòm… để cân bằng lại.
Đường cong với vai trò mang lại cảm giác thoải mái, sáng tạo, nghệ thuật và khơi dậy cảm xúc từ ấn tượng thị giác của người dùng. Ví dụ như bạn có thể sử dụng thiết kế đường cong của cầu thang để giải quyết được sự thông thoáng, xóa nhòa sự nặng nề thô kệch của chiếc cầu thang. Vẻ đẹp của đường cong ứng dụng trong cầu thang đã mang lại nhiều vẻ đẹp: nhẹ nhàng, quý phái nhưng lại mạnh mẽ.

5 Kết hợp đường thẳng và đường cong trong trang trí phòng bếp
Thay vì chỉ dùng những đường thẳng và các khối hình vuông quen thuộc, hiện nay, các nhà thiết kế nội thất lại sử dụng thêm những đường cong cho nhà bếp để mang tới sự mềm mại và ấn tượng hơn. Các bồn rửa dạng tròn, đảo bếp, các góc cua trên đồ gỗ… mang tới làn gió mới trong phong cách thiết kế của khu vực nấu nướng thông thường. Quầy bar dạng tròn còn góp phần xua đi cảm giác trống trải cho căn phòng và mang tới cảm giác quây quần đầm ấm nhưng vẫn đầy sang trọng, hiện đại.
Hoặc người ta còn có thể dùng những chiếc đèn với những đường cong mềm mại và những chiếc ghế đẩu nhỏ xinh cho căn bếp thêm ấm cúng và tinh tế.

6 Kết hợp đường thẳng và đường cong trong trang trí phòng ngủ
Phòng ngủ là không đơn giản chỉ là nơi để ngủ mà còn là nơi nghĩ dưỡng tĩnh tâm sau 1 ngày làm việc căng thẳng. Với thiết kế độc đáo hình cánh quạt của những chiếc đèn thả sẽ mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ, sáng tạo. Ngoài ra, sự mềm mại của chiếc dèn giúp cân bằng lại những đường nét thẳng của giường ngủ, tủ đồ… trong căn phòng. Có thể thấy sự kết hợp giữa đường thẳng và đường cong sẽ khiến không gian ấm cúng hơn, thư giãn hơn rất nhiều.
Đặc biệt, đối với nội thất phòng ngủ dành cho các bé, bạn cũng có thể tạo các ô trần hình tròn, treo đèn chùm để đánh dấu các khu vực trong nhà cho các thiết kế mở. Đừng quên lắp những ngọn đèn hắt để trần nhà thêm lung linh và ấn tượng hơn.

7 Kết hợp đường thẳng và đường cong trong trang trí nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi luôn có sự kết hợp giữa những đường thẳng và đường cong. Những viên gạch ốp lát vuông vức kết hợp với những bồn tắm, bồn rửa mềm mại sang trọng thường là sựu lựa chọn dễ thấy.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN