Top 5 quyển sách triết học của tác giả Plato được mua nhiều nhất hiện nay

0
3781
Vật Phẩm Phong Thủy

Plato sống vào khoảng thời gian từ 427 – 347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực. Sinh ra ở Athen, ông được tiếp thu một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates. Plato đã từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một người bạn, sau đó, ông đã trở về Athen khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Viện Hàn lâm – nơi có thể được coi là trường Đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học. Người thầy mà ông chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là Socrates và bản thân Plato cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong sự nghiệp và tư tưởng của một nhà triết học vĩ đại khác – Aristotle.

1 Cộng Hòa
Cộng hòa là tác phẩm điển hình của tư tưởng chính trị Plato. Dưới hình thức đối thoại, tác phẩm đã thể hiện quan điểm chính trị cơ bản của Plato, thống nhất với thế giới quan và nhận thức luận của ông. Cộng hòa được hình thành nhằm giải đáp câu hỏi: Thế nào là một nhà nước hoàn thiện, hay nhà nước lý tưởng? Câu trả lời nằm ở nguyên tắc xuyên suốt của nhà nước là nguyên tắc công bằng. Sự cụ thể hóa lời đáp ấy đã được Plato phân tích sâu sắc trong hàng loạt các vấn đề có mối liên hệ hữu cơ với nhau, đó là: phân công lao động và phân tầng xã hội, chủ thể quyền lực và tổ chức đời sống, sở hữu và gia đình, giáo dục và nghệ thuật. Tất cả đều hướng đến kiểu nhà nước tốt đẹp, vượt qua những kiểu nhà nước khác, mà theo Plato, đều ít nhiều vi phạm tính công bằng. Có thể tìm thấy ở đây mối liên hệ giữa học thuyết về ý niệm và học thuyết về nhà nước của Plato. Tương tự như vậy đối với vấn đề phẩm chất công dân và phẩm chất nhà nước, phân chia linh hồn và phân tầng xã hội…

Tư tưởng chính trị, đạo đức làm nổi bật hai hình ảnh trái ngược nhau của Plato – Plato như nhà nhân văn, nhà khai sáng, và Plato như người mở đường cho chủ nghĩa bảo thủ trong chính trị. Mô hình nhà nước của ông thực chất là sự thụt lùi về quan điểm chính trị, vì ông đã lấy cái quá khứ làm hình mẫu cho tư tưởng chính trị của mình, mà không nhìn vào tương lai, để hiểu rằng nhân loại sẽ đi trên con đường tiến bộ, gắn nguyên tắc công bằng mà ông hằng ấp ủ với tự do, dân chủ và văn minh.

Tuy vậy, cùng với khía cạnh thế giới quan và nhận thức luận, tư tưởng chính trị Plato đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, từ thời cổ đại, trung cổ, cận đại, và đến tận hôm nay vẫn tiếp tục gợi lên những suy nghĩ khác nhau về mô hình nhà nước lý tưởng, vấn đề chủ thể quyền lực, tổ chức đời sống xã hội, quan điểm về sở hữu và giáo dục…

Cộng hòa được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Tác phẩm được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Plato và những người khác. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó còn xoay quanh câu chuyện về giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị. Trong những mục chính của Cộng hòa, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra, chỉ làm bạn với cái bóng của chính mình. Vai trò của triết học là đưa con người thoát ra khỏi cái bóng, và hướng bản thân họ đến với thực tế. Đây chính là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không một nhà nước lý tưởng nào không làm…

Một điều thú vị về tác phẩm này là nó được viết ra nhằm cho tầng lớp bình dân đọc. Vì vậy, dù là một tác phẩm lớn nhưng người đọc Cộng hòa sẽ luôn cảm thấy rất thú vị và sinh động, không hề có cảm giác hoang mang cho người đọc như các tác phẩm của Kant, mặc dù để hiểu hết tư tưởng trong quyển sách này thì ngay cả các học giả cũng không dám chắc.

2 Ngày Cuối Trong Đời – Socrates
Ngày cuối trong đời Socrates là một loạt bốn cuộc đối thoại, ghi lại những thời khắc cuối đời của Socrates và những lời biện giải đanh thép của ông khi bị Bồi thẩm đoàn của Hội đồng Thành quốc kết tột tử hình vì bị cho rằng ông đã hủ hóa thanh niên, coi thường thần linh mà thành quốc tin tưởng.

Là tấm gương trong sạch, coi trọng danh dự và xem thường cái chết, Socrates đã từ chối sự giúp đỡ của bạn bè dù biết mình không thể sống được bao lâu, dù cho cái chết của mình là âm mưu đê hèn từ những kẻ tham quyền lực và bại hoại đạo đức.

Ông tuyên bố rằng “Tránh cái chết không khó, tránh đê tiện khó hơn nhiều. Vì đê tiện chạy nhanh hơn cái chết”.

3 Cộng Hòa
Cùng với Socrates, có thể nói Plato là một trong các triết gia có ảnh hưởng nhất của lịch sử triết học phương Tây. Ralph Waldo Emerson (1803 – 1882) – nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia nổi tiếng người Mỹ – đã nhận xét về con người đa tài này rằng: “Plato chính là triết học, triết học chính là Plato. Ông không vợ, không con nhưng tất cả các nhà tư tưởng của tất cả các dân tộc văn minh đều là hậu duệ của ông. Biết bao nhiêu con người vĩ đại tự nhiên đang không ngừng sản sinh ra đều là môn đệ của ông – những người theo chủ nghĩa Plato.” Không nhiều – không muốn nói là rất hiếm thấy – một tác phẩm thể hiện rõ nét con người và tài năng của Plato được dịch sang tiếng Việt và Cộng hòa (The Republic) là một trong số đó.
Tác phẩm vĩ đại nhất của Plato bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý thuyết về nghệ thuật. Những vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra tại đây: từ những vấn đề của Nietzsche về đạo đức và quý tộc, những vấn đề về trở lại với thiên nhiên và giáo dục tự do của Rousseau, élan vital của Bergson và phân tâm học của Freud. Trong số các tác phẩm phi tôn giáo, dường như chỉ có Cộng hòa là xứng đáng lời ca ngợi của Omar dành cho kinh Koran, “Hãy đốt hết các thư viện đi, giá trị của chúng đã nằm hết trong quyển sách này rồi”…

4 Đối Thoại Socratic 1 (Euthyphro, Socrates Tự Biện, Crito, Pheado)

Đối thoại Socratic 1 tập hợp một số tác phẩm tiêu biểu của Plato, bao gồm Euthyphro, Socrates tự biện, Crito, Pheado. Ngoài ra, cuốn sách còn có những chú giải chi tiết và phần dẫn nhập của dịch giả Nguyễn Văn Khoa, tập trung vào những vấn đề lí luận trong Hi Lạp học nói chung và Socrates học nói riêng, như quan hệ phức tạp giữa Socrates và Plato, sự phát triển và suy vong của nền dân chủ Athens, nội dung và phong cách triết lí của Socrates. Mỗi dẫn nhập vào từng đối thoại nhằm nêu lên các vấn đề triết học đặc thù của nó, giúp cho việc tiếp cận các tác phẩm kinh điển này được dễ dàng hơn.

“Socrates tin vào tôn giáo và Thành quốc, trên bình diện tinh thần và chân lý – còn họ, họ tin nơi mặt chữ. Các thẩm phán và Ông không đứng trên cùng một sân chơi. Giá mà Ông giải thích rõ rệt hơn, người ta đã có thể thấy ngay rằng Ông không tìm kiếm thần linh mới, không bỏ rơi các vị thần của Athens: Ông chỉ cho các thần ấy một ý nghĩa, chỉ giải thích các vị. Điều bất hạnh là thao tác này lại không vô tội đến thế. Chính trong thế giới của triết gia mà người ta cứu hộ được thần thánh và luật pháp bằng sự hiểu biết, và để bố trí sân chơi của triết học trên mặt đất, đúng là cần phải có những triết gia kiểu Socrates. Nhưng tôn giáo được giải thích, đối với kẻ khác, đấy là tôn giáo bị thủ tiêu, và quan điểm của họ về Ông chính là lời kết tội báng thần. Ông đưa ra những lý lẽ để tuân hành pháp luật, nhưng mà phải có lý do mới tuân thủ đã là điều quá đáng: có lý do này thì sẽ có lý do kia chống lại, còn đâu là sự tôn kính nữa. Điều mà người ta chờ đợi ở Ông chính là điều Ông không thể cho: nhắm mắt tuân hành không có lý do. Socrates, ngược lại, ra trình diện trước các thẩm phán, nhưng để giải thích cho họ Thành quốc là gì. Như thể họ không biết, như thể họ không phải là Thành quốc. Ông không bào chữa cho mình, Ông biện hộ cho chính nghĩa của một thành quốc biết chào đón triết học. Ông đảo ngược vai trò và nói với họ: tôi đâu có bào chữa cho tôi mà cho quý ông đấy. Rốt cuộc thì Thành quốc ở trong Ông, còn họ mới là kẻ thù của luật pháp, chính họ mới là kẻ bị xét xử, còn ông là quan tòa. Một sự lộn đảo không tránh được nơi Triết gia, bởi vì Ông biện chính cho cái vỏ ngoài bằng loại giá trị xuất phát từ bên trong”

5 Những Ngày Cuối Đời Của Socrates
Socrates – triết gia vĩ đại của nền triết học cổ đại Hi Lạp, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lỗi lạc của nhân loại. Những triết lý và tư tưởng của ông vẫn luôn là một kho tàng tri thức vô giá đối với các thế hệ sau.

“Những ngày cuối đời của Socrates” là tập hợp một loạt các đối thoại bất tử với Socrates là diễn giả chính, do Plato ghi chép. Những cuộc tranh luận do ông khởi xướng rất thú vị với nhiều loại đối tượng khác nhau… khi ông đang ở nhà giam Athens.

Tìm cách bỏ trốn, thoát khỏi sự trừng phạt (cái chết), ham cầu cuộc sống… lúc này đối với ông là một sự sỉ nhục. Bởi ông tin rằng: “linh hồn là bất tử, cái chết chẳng qua chỉ là sự chuyển tiếp từ cuộc sống này sang một cuộc sống khác tốt đẹp hơn”…

Cuốn sách là một nguồn tri thức bổ ích đối với những nhà nghiên cứu, những người yêu thích triết học, đặc biệt là đối với những người tôn vinh trường phái Socrates…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN