Top 5 mẫu điện thoại huyền thoại từng được săn đón nhất

0
1602
Vật Phẩm Phong Thủy

1 năm nữa đã đi qua và để lại nhiều dấu ấn cho thị trường smartphone. Người tiêu dùng và giới công nghệ hẳn sẽ không thể quên được những “siêu phẩm” ấn tượng nhất năm, kéo theo hàng loạt các xu hướng mới cho năm sau như: thiết kế toàn màn hình, camera sau kép và viền siêu mỏng.

Tuy nhiên, cũng có những chiếc điện thoại thông minh bị lãng quên chỉ vì không được quảng cáo rầm rộ và không có nhiều điểm nhấn đáng chú ý. Dưới đây là danh sách 5 mẫu điện thoại bị người tiêu dùng “bỏ rơi” theo tổng hợp của trang tin công nghệ Phone Arena.

1 T-Mobile Sidekick 3

Sidekick là dòng sản phẩm nổi tiếng của TMobile. Ở thời đại đỉnh cao của BlackBerry thì dường như nó là đối thủ duy nhất tại Mỹ. SideKick cũng được anh em buôn điện thoại nhập về Việt Nam, nhưng những hạn chế liên quan đến các dịch vụ khiến nó không phát triển được, chưa kể lúc đó Symbian, Windows Mobile, Palm, BlackBerry quá mạnh ở Việt Nam.

Chiếc mình trên tay là chiếc do Sharp sản xuất cho T-Mobile. Mình thích Sharp làm vì cơ cấu trượt của nó rất tuyệt vời, so với một chiếc Sidekick nào đó do Motorola làm thì mình đánh giá chiếc Sharp hơn. Và mình cũng dùng qua máy MD của Sharp cũng như của Nhật thì khó mà chê được khả năng làm hệ thống cơ nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả.

Phím bấm của Sidekick cứng cứng, nhỏ nhỏ như là bàn phím của máy Palm, nhưng nó rộng hơn. Hệ thống nút điều khiển có hòn bi như là của BlackBerry và các nút cứng được bố trí để cầm máy ngang chơi game.

2 LG Chocolate

Nếu thỏi “Chocolate KG800” nổi tiếng một thời có kiểu dáng còn khá lớn và thon gọn thì BL40 mang đến một định nghĩa “chính xác nhất” về Chocolate nhờ thiết kế dạng thanh dài và vuông vứt. Toàn bộ bề mặt của chiếc máy thật phẳng và bóng bẩy, không hề có một nút cứng hoặc cảm ứng nào.

Mặt sau của máy là máy chụp ảnh 5 megapixel với ống kính Schneider của Đức lấy nét tự động. Camera hỗ trợ các tính năng như gắn chỉ dẫn địa lý, nhận diện khuôn mặt, nụ cười, tự cảnh báo chớp mắt (blink detection) như một máy chụp ảnh chuyên nghiệp

Nổi bật nhất ở chiếc điện thoại này chính là màn hình cảm ứng 4 inch công nghệ điện dung có độ phân giải 800×345 pixel, tỉ lệ 21:9 lần đầu tiên xuất hiện trên một chiếc điện thoại. Màn hình này có lợi thế lớn nhất là khả năng hiển thị video theo chuẩn cinema giảm tối đa viền đen dư như các điện thoại màn hình khác. Nhờ độ phân giải cao nên không gian chứa nội dung không bị bó hẹp.

Giao diện S-class quen thuộc trong nhiều dòng máy của LG tiếp tục được sử dụng trong sản phẩm này. Người dùng sẽ thấy một không gian khối 3 chiều với 4 mặt xoay tròn, các biểu tượng thiết kế lớn dễ dàng tương tác với ngón tay. Ngoài giao diện thông thường (grid) với các biểu tượng sắp xếp theo ô, LG BL40 có đặc trưng giao diện nhóm với các biểu tượng được phân theo các mục như kết nối, tin nhắn, giải trí. Thay vì phải lật trang hay kéo thanh trượt chọn biểu tượng thì người dùng chỉ cần vuốt để lựa các biểu tượng có sẵn trong một nhóm.

LG BL40 hỗ trợ giải trí đa phương tiện khá tốt như khả năng xem video DivX, XviD, nghe nhạc với kết nối 3.5 mm cho âm thanh Dobly Digital, chơi game với cảm biến chuyển động. Mẫu điện thoại này hoạt động trên mạng GSM đa băng tần, hỗ trợ kết nối 3.5G HSDPA tốc độ 7.2 Mbps, không thể thiếu đó là kết nối Wi-Fi, GPS.

3 Nokia 8250

Vào khoảng thời gian đầu năm 2000 và giữa năm 2001, trong khi ngành công nghiệp điện thoại di động không có quá nhiều chuyển biến mạnh mẽ và dường như khá lặng tiếng thì chỉ vài ngày sau, khi mà dòng điện thoại nokia 8250 ra đời với thiết kể nhỏ gọn, có nhiều chức năng hấp dẫn, giá thành phải chăng, tính tiện dụng cực kì cao thì ngay lặp tức dòng sản phẩm này đã làm dậy sóng mạnh mẽ thị trường điện thoại khá yên ấm trước đó và một khoảng thời gian khá dài về sau.

4 Sony Ericsson W850

Nhìn bề ngoài thì W850 được thiết kế hơi lạ mắt. Một số người có thể cho rằng trông máy hơi buồn cười, nhưng có thể đây là điểm hấp dẫn riêng của nó khi trên thị trường chẳng có thiết bị nào được thiết kế như vậy. Trên nền đen (một số model màu trắng) của máy, ngay dưới logo Walkman là một thanh chắn nhỏ màu cam. Đây là biểu tượng điện thoại nghe nhạc như theo quy ước của Sony Ericsson và cũng là phím shortcut dẫn người dung vào phần mềm nghe nhạc. Điện thoại có kích thước 98 x 47 x 21 mm, nặng chỉ 116 gram. Sau lưng máy là nắp đậy pin, và them 2 logo Walkman nữa. Như thường lệ, loa ngoài cùng máy ảnh số cũng nằm ở lưng máy.

*Sony Ericsson sẽ sản xuất điện thoại truyền hình
*Điện thoại nghe nhạc bán chạy
*’Dế’ ăn khách tại châu Âu
Phím nguồn được đặt trên đầu, volume và chụp ảnh nhanh ở hai bên sườn máy. Khẽ trượt lên, bạn sẽ thấy bàn phím số ngay ngắn với các chữ và số rõ ràng. Do phần trên của máy hơi dày nên người dùng sẽ cảm thấy khó khăn khi bấm hàng phím đầu tiên. Phần lớn các điện thoại trượt đều gặp phải hạn chế này. Trong thời gian tới, N95 của Nokia với cơ chế trượt hai chiều sẽ không còn gặp phải những khó khăn trên. Bỏ qua những nhược điểm nhỏ đó, thì W850i thực sự thú vị khi đèn nền hiện lên màu tím. Nhưng khi chuyển sang chế độ nghe nhạc thì đèn nền chuyển thành màu cam

5 Sony Xperia X1

Sony vẫn giữ nguyên ngôn ngữ thiết kế của Xperia Z trên Z1 là vuông vắn, mỏng và chống nước/bụi, với chất liệu chủ đạo là kính. Bởi thế, mới nhìn qua nhiều người có thể nhận xét rằng Z1 không có nhiều khác biệt so với Z. Cá nhân mình cũng có cảm nhận như vậy khi lần đầu xem video giới thiệu về Z1. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi mình thật sự cầm máy trên tay. Sony đã có những nâng cấp thoạt nhìn có vẻ nhỏ nhưng rất hợp lý và đáng giá trên phần cứng của Z1, giúp cho trải nghiệm sử dụng máy tốt hơn đáng kể.

Ấn tượng đầu tiên khi cầm Xperia Z1 trên tay là máy cực kỳ cao cấp. Sony từ lâu đã nổi tiếng với việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, nhưng đến Z1 thì mình thật sự phải khen ngợi kỹ thuật sản xuất phần cứng của hãng. Máy rất chắc chắn, những chi tiết nhỏ như các nắp che cổng kết nối, phím bấm, lỗ thoát loa ngoài…được hoàn thiện với độ tinh xảo cao. Mình đã thử đưa Z1 cho một số người bạn trong nước lẫn nước ngoài thì họ đều có nhận xét là máy rất đẹp và cao cấp.

Mặt trước của Z1 hoàn toàn phẳng, và chiếm gần như toàn bộ diện tích là màn hình cảm ứng kích thước 5″, độ phân giải Full HD (mật độ điểm ảnh 441 ppi). Thông số này hoàn toàn giống với màn hình của Xperia Z, song kích thước thực của mặt trước Z1 lại lớn hơn Z do phần bờ các cạnh trên và dưới của Z1 dày hơn. Điều này làm cho kích thước tổng thể của Z1 lớn hơn Z (144 x 74 x 8,5mm trên Z1 so với 139 x 71 x 7,9mm của Z). Lúc đầu, mình thật sự không thích phần viền màn hình dày như vậy, vì nó làm cho máy to ra đáng kể, trong khi xu hướng hiện nay là viền càng mỏng càng tốt. So với các sản phẩm cùng có màn hình 5″ như Galaxy S4 thì Z1 cao và rộng hơn, trong khi đó đặt cạnh Galaxy Note 2 màn hình 5,5″ thì sự chênh lệch về kích thước gần như không đáng kể. Về sau, khi mình dần làm quen với viền màn hình rộng trên Z1, thì thấy nó cũng không phải là một điều gì quá tệ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN