Top 5 kinh nghiệm cần biết khi đi thuê nhà để kinh doanh

0
1674
Vật Phẩm Phong Thủy

Thuê mặt bằng để kinh doanh chưa bao giờ là chuyện dễ dàng với bất cứ ai, khi mà chi phí thuê mặt bằng chiếm từ 30-50% tổng chi phí kinh doanh. Bên cạnh việc lập kế hoạch, phương án kinh doanh, thì vị trí kinh doanh chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay không và thuận tiện cho việc mua bán nhà đất sau này.

1 Vị trí mặt bằng cho thuê mở cửa hàng
Trước khi tìm mặt bằng cho thuê, phải xác định được:

Hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh đó là: Kinh doanh sản phẩm gì? Khách hàng là ai?
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp với khách hàng mục tiêu và sản phẩm kinh doanh
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng: “Tìm mặt bằng đẹp, thoáng, gần trung tâm là tốt nhất”. Đây là quan điểm đúng, nhưng cũng là quan điểm sai

Đúng bởi đối với một mặt bằng đẹp, kinh doanh may mắn thì sẽ “buôn may bán đắt”.
Sai bởi mặt bằng kinh doanh đẹp sẽ đi kèm với chi phí cao, nhưng chưa chắc phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

2 Nên thuê kiểu nhà nào để kinh doanh?
Thứ nhất, nếu đã quyết định thuê nhà phố để kinh doanh thì trước hết chúng ta cần phải lưu ý đến vị trí. Dĩ nhiên một nơi có mật độ dân cư đông đúc thì việc kinh doanh mới có hiệu quả. Có thể thuê một ngôi nhà trong khu vực dân cư hoặc gần chợ, gần khu vui chơi,… thì mới thuận lợi cho việc kinh doanh. Vị trí quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của bạn.
Thứ hai, một ngôi nhà có thể phục vụ cho việc kinh doanh thì chắc chắc phải có diện tích tương đối lớn để đựng đồ hoặc có mặt bằng để mua bán. Tốt nhất nên chọn nhà có gác vì diện tích dưới dùng cho việc kinh doanh buôn bán, phần trên chỉ dành để ở. Hiện nay có rất nhiều người chọn cách mua một căn hộ chung cư ở tầng trệt vừa kết hợp để ở, vừa kết hợp để mua bán, tận dụng được nguồn khách từ chung cư. Đó cũng là một cách hay, cùng lúc giải quyết được 2 việc.

Thứ ba, chất lượng nhà thuê đủ tốt để việc kinh doanh không gặp bất cứ rắc rối nào. Phải kiểm tra tổng quát trước khi nhận nhà. Nếu như nhà có một vài lỗi thì đề nghị với chủ nhà sửa chữa trước, nếu như người thuê tự sửa thì chi phí đó thì ai là người chịu. Tất cả phải được thỏa thuận trước khi chuyển vào.

3 Thỏa thuận thời hạn thuê cửa hàng

Thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh là vấn đề cần phải xem xét kỹ khi kinh doanh.

Thời gian thuê mặt bằng cửa hàng quá ngắn, sẽ không phù hợp với các sản phảm có chu kỳ dài hoặc có ý định kinh doanh đầu tư lâu dài như quán ăn hay quán cà phê thì phải thỏa thuận về thời gian thuê mặt bằng hoặc tìm một mặt bằng khác đáp ứng thời hạn dài hơn.

Theo như những người có kinh nghiệm, thời hạn thuê mặt bằng cửa hàng cần phải đảm bảo các tiêu chí như sau:

Mốc cơ bản của dự án kinh doanh:

– Thời điểm hòa vốn là mấy năm

– Sinh lời bắt đầu từ năm thứ mấy

Chu kì sản phẩm

– Sản phẩm có chu kỳ ngắn: dịch vụ ăn uống, thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm,..

– Sản phẩm có chu kỳ dài: Trang sức, đồ gỗ, nội thất,..

Mục tiêu kinh doanh và số vốn kinh doanh

4 Cách thương lượng giá
Giữ kỷ luật khi thương lượng bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các nguyên tắc. Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong khi thương lượng là: “Hãy dành thời gian đôi co một chút”. Y như chơi kéo co, nếu thắng ngay lập tức, bạn sẽ té nhào. Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngưng giao dịch đó đột ngột.

Nguyên tắc kế tiếp là thương lượng dựa trên triết lý “Đôi bên cùng thắng”. Người đi thuê mặt bằng sẽ đạt được thứ mà họ thương lượng trên cơ sở hai bên cùng thắng. Nếu kết thúc hợp đồng mà chủ nhà không ký tái tục thì đối với bên đi thuê cũng là sự mất mát do việc kinh doanh đã ổn định, khách đã quen địa điểm và đã có thương hiệu. Nếu chủ mặt bằng không được lợi ích thỏa đáng, họ có thể tìm cách phá rối để lấy lại nhà.

Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.

5 Không nên chần chừ
Ngay trong lúc khó khăn này, hãy nói rõ tình hình kinh doanh của bạn với chủ cho thuê mặt bằng, điều này sẽ giúp cho việc thương lượng hợp đồng có hiệu quả hơn. Mặt khác, nó cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm một khoản chi phí khi di dời đến chỗ thuê mới, cho dù chỗ đó có rẻ hơn so với giá mua ban nha.

6 Giá tính trên mét vuông
Nhiều hợp đồng thuê đưa ra giá thuê nền chung tính theo mỗi mét vuông. Mức giá này có thể gây nhầm lẫn. Đôi khi nó bao gồm cả những khoảng trống không sử dụng được, chẳng hạn như hành lang và thang máy. Nó làm cho ta khó so sánh giữa hai hợp đồng với nhau.Trong trường hợp đó, bạn hãy nhìn vào tổng số tiền phải trả. Đôi khi một không gian nhỏ hơn một chút với giá tính trên mét vuông cao hơn một chút lại có thể hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của bạn, vì không gian đó được bố trí hợp lý hơn và có giá trị sử dụng cao hơn”.

7 Hợp đồng rõ ràng, chi tiết
Thông thường chủ cho thuê mặt bằng sẽ yêu cầu ký hợp đồng và đóng tiền dài hạn. Bạn cần trao đổi, thỏa thuận thật kỹ với chủ nhà về giá cả, dịch vụ, lĩnh vực bạn sẽ kinh doanh để đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho việc kinh doanh cũng như không phải mất những khoản phí phát sinh khiến cho chi phí thuê mặt bằng tăng lên chóng mặt.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN