Top 5 hội chứng sợ kỳ lạ nhất trên thế giới

0
1543
Vật Phẩm Phong Thủy

Với mỗi người , ai cũng đều có nổi sợ của riêng mình từ sợ chết , sợ đau hay bất kỳ nổi sợ nào. Nhưng có một số hội chứng sợ vô cùng kỳ lạ sau đây.

1.Hội chứng sợ xã hội
Hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là:

Nói chuyện trước đám đông
Làm việc khi ai đó đang nhìn mình
Nói chuyện trên điện thoại
Gặp người lạ
Hẹn hò
Ăn ở nơi công cộng
Trả lời câu hỏi trong lớp học

2.Hội chứng sợ máu
Hội chứng sợ máu, tiếng Anh:hemophobia, là 1 một dạng ám ảnh hay chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Theo thống kê, cứ 100 người thì sẽ có ít nhất 3 người bị ám ảnh với máu.

Nguyên nhân chủ yếu và phổ biến là xuất phát từ nỗi ám ảnh có thể khởi phát qua việc nhìn trực tiếp thấy máu, bị thương, tiếp xúc kim tiêm, hay một số hoạt động khác liên quan đến máu. Ngoài ra, chứng sợ máu của nhiều người có thể xuất phát từ việc bị ức chế thần kinh hoặc thường xuyên bị nhồi nhét ý nghĩa sợ máu từ nhỏ. Một lý do khác là do bệnh nhân có những suy nghĩ sai về máu như “máu chứa đầy vi khuẩn” hay “nếu bản thân mất một giọt máu thì sẽ dẫn đến tử vong”. Những suy nghĩ này sẽ dẫn đến chứng sợ máu.

Nguyên nhân được cho có ảnh hưởng lớn đến sự ám ảnh với máu là yếu tố di truyền. Không ít trường hợp mắc chứng sợ máu có lịch sử gia đình với nhiều thành viên cũng từng bị. Điều này đặc biệt đúng đối với trường hợp anh chị em song sinh. Ám ảnh với máu còn thường xuyên liên kết với các rối loạn thần kinh khác như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ… và phổ biến hơn ở những người có tuổi thơ bị ngược đãi, bỏ bê, hoặc gặp tai nạn nghiêm trọng.

3.Hội chứng sợ lỗ
Hội chứng sợ lỗ (có tên khoa học là Trypophobia) là một hội chứng ám ảnh khi ta quan sát các vật có lỗ nhỏ hoặc vết thâm, được đề xuất lần đầu tiên tại một diễn đàn trực tuyến năm 2005. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là τρύπα, trýpa nghĩa là “lỗ” và φόβος, phóbos , một danh pháp chung cho các hội chứng “sợ hãi”.

Những người bị hội chứng này nói rằng họ thấy nổi da gà, cảm giác ghê rợn, ám ảnh, sợ hãi, buồn nôn, chóng mặt khi nhìn thấy hình ảnh có nhiều lỗ tròn hoặc nhóm các lỗ tròn, ví dụ như tổ ong, bát sen, lỗ đục trên thân cây, các hình xăm lỗ trên cơ thể người, trái cây, bong bóng… Gepff Cole, một nhà tâm lý học tại Đại học Esssex, cho biết trong một nghiên cứu, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng 16% người tham gia có dấu hiệu của trypophobia.

Để điều tra sinh vật độc hại có thể gây ra nỗi ám ảnh, Cole và các đồng nghiệp đã phân tích hình ảnh của bạch tuộc xanh vây, rắn hổ mang, nhện… Phản ứng tạo thành hiện tượng Trypophobics theo các nhà nghiên cứu có thể là một tác dụng phụ của một sự thích nghi tiến hóa để tránh động vật độc hại. Trong các nghiên cứu của mình, ông đã tìm ra nỗi ám ảnh dựa trên một phản ứng của vỏ não có liên quan đến khả năng tự vệ trước những hình ảnh nguy hiểm.

“Có một bản năng bẩm sinh tiến hóa giúp cảnh giác với những thứ có thể làm hại chúng ta”, Cole nói.

Xuất hiện lần đầu vào năm 2005, hội chứng này thoạt đầu không được y học công nhận là một chứng bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người cho biết họ cảm thấy thực sự sợ hãi trước những cái lỗ. Nhiều trường hợp nổi da gà, loạn nhịp tim, thậm chí thấy khó thở.

Và rồi qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân khiến chỉ một số người mắc phải hội chứng kỳ lạ này: do não bộ bị quá tải.

Cụ thể hơn, theo Paul Hibbard – giáo sư tâm lý thuộc ĐH Essex (Anh), những hình ảnh thủng lỗ chỗ có kết cấu có thể nói là rất khó chịu, khiến cho khu vực chịu trách nhiệm phân tích thông tin thị giác không làm việc hiệu quả được.

Vậy là để có thể xử lý thông tin, não bộ sẽ yêu cầu nhiều oxy hơn. Tuy nhiên đối với một số người, việc yêu cầu quá nhiều oxy sẽ khiến não bị quá tải, còn cơ thể phản ứng lại bằng các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn… để buộc những người này không tiếp tục nhìn nữa. Các nhà khoa học hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm về cơ chế gây nên hội chứng này. Bước đầu, lý do được xác định là vì quá trình tiến hóa, khi hình ảnh lỗ thủng cũng cho cảm giác tương tự như khi nhìn thấy mốc trên thức ăn.

4.Hội chứng sợ số 13
Hội chứng sợ số 13 hay triskaidekaphobia (trong tiếng Hy Lạp tris có nghĩa là “3”, kai nghĩa là “và”, deka nghĩa là “10” và phobos nghĩa là “sợ hãi” hoặc “sợ bệnh hoạn”) là sự sợ hãi số 13 và tránh sử dụng nó. Đây là một sự mê tín và liên quan đến câu chuyện về Judas, nhân vật thứ 13 của buổi Tiệc Ly, đã phản bội chúa Giê-su và cuối cùng đã treo mình tự vẫn. Đây cũng là một lý do của nỗi sợ thứ Sáu ngày 13 (paraskevidekatriaphobia, từ Paraskevi nghĩa là thứ Sáu trong tiếng Hy Lạp; hoặc friggatriskaidekaphobia, Frigg là tên một nữ thần thần thoại Bắc Âu, là nguồn gốc của từ “thứ Sáu” trong tiếng Anh).


5.Hội chứng Dorian Gray
Hội chứng Dorian Gray được đặt theo tên nhân vật chính trong tác phẩm “Dorian Gray” của nhà văn Oscar Wilde, kể về một chàng trai trẻ sẵn sàng bán rẻ linh hồn để giữ mãi tuổi xuân. Những người mắc phải hội chứng này luôn bị ám ảnh bởi một vẻ ngoài hoàn hảo, từ đó sinh ra nỗi sợ tuổi già. Họ tìm mọi cách để kéo dài tuổi trẻ, chẳng hạn như lạm dụng mỹ phẩm.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN