Top 5 công dụng bất ngờ của lá tía tô

0
1276
Vật Phẩm Phong Thủy

Được sử dụng làm gia vị cho nhưng món ăn ở nước ta , tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao , tía to có khá nhiều công dụng vô cùng bất ngờ . Dưới đây là 5 công dụng rât hay của lá tía tô mà chúng ta ít biết.

1.Chữa dạ dày
Trong lá tía tô có chứa tanin và glucoside. Những chất này có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Vì thế, tía tô có tác dụng chữa dạ dày. Người bệnh nên dùng ở dạng nước sắc lá tốt nhất. Kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ nhận được những hiệu quả đáng kinh ngạc. Lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.


2.Làm đẹp da
Đem lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Hoặc dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút, sau đó hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ để tắm. Nên dùng khoảng 4 lần/ tuần.


3.Trị mụn
Lá tía tô còn có tác dụng chữa trị mụn thịt, mụn cóc. Ta có thể giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc, sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 – 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.

Ngoài ra, lá tía tô non khi đem vò ra rồi sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.


4.Chữa mề đay
Lá tía tô còn có thể giúp điều trị những bệnh ngoài da như: nổi mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm… Người bệnh có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn. Ngay lập tức, ta sẽ nhận ra sự khác biệt: Da bớt ửng đỏ, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, sau xát lá tía tô, cần để nguyên một lát, đến khi lớp xác tí tô khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.


5.Chữa cảm mạo
Các cách sử dụng lá tí tô để trị cảm mạo

Xông, ngâm chân: Đem lá tía tô cùng các lá thơm khác (lá chanh, lá sả, kinh giới, hương nhu, lá tre…) nấu chung với nhau tạo thành nồi lá xông để lau người, xông, thậm chí việc sử dụng nước này để ngâm chân cũng có tác dụng điều trị cảm mạo. Ngoài ra, có thể lấy nước này cho bệnh nhân uống trước hoặc sau khi xông nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ như bình thường, sau khi chín cho cháo ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ vào cùng. Nên ăn nóng, để mồ hôi toát ra. Có thể nấu chung với hành để cho kết quả tốt nhất.
Uống nước tía tô: Có thể áp dụng công thức sau: hạt tía tô 120g, vỏ quýt 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần/ngày hoặc sử dụng tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Cách này dùng cho trẻ em người già

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN