Top 5 bộ phận cơ thể không cần mà vẫn có thể sống

0
1113
Vật Phẩm Phong Thủy

Cơ thể con người được cấu tạo từ những bộ phận vô cùng đặc biệt với sức sống vô cùng mãnh liệt . Khả năng hôi phục và sinh sản trong các tế bào luôn khiến mọi người phải ngạc nhiên . Và càng ngạc nhiên hơn , có nhưng bộ phân , cơ quan trong cơ thể dù mất hoặc thiếu , chúng ta vẫn có thể sống sót.

1.Thận
Hầu hết mọi người đều có hai quả thận, nhưng bạn vẫn có thể sống sót nếu còn lại một quả thận hoặc không còn quả nào nhờ sự giúp đỡ của máy chạy thận nhân tạo. Vai trò của thận là lọc máu để duy trì nước và cân bằng điện giải, cũng như cân bằng axit – bazơ trong máu. Các chất không cần thiết sẽ được đào thải qua nước tiểu.

Hai quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể. (Ảnh: Health Site).

Nếu một người chạy thận nhân tạo, tuổi thọ của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại máy chạy thận, giới tính, độ tuổi, các bệnh tật khác mà bệnh nhân đang mắc phải. Nghiên cứu gần đây cho thấy, một người chạy thận vào lúc 20 tuổi có khả năng sống thêm từ 16 – 18 năm. Trong khi đó, bệnh nhân 60 tuổi chỉ có thể sống thêm được 5 năm.

2.Lá lách
Lá lách nằm ở phía bên trái của bụng, sát với xương sườn. Bao bọc xung quanh lá lách là một lớp mô giống như giấy nên dễ dàng bị rách. Máu chảy ra từ lá lách khi xảy ra chấn thương vùng bụng có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lá lách có màu đỏ đậm với những túi nhỏ màu trắng. Hai màu sắc này có mối quan hệ mật thiết với chức năng của lá lách. Màu đỏ liên quan đến việc lưu trữ và tái tạo tế bào hồng cầu. Trong khi đó, màu trắng liên quan đến việc lưu trữ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu.

Bạn có thể thoải mái sống mà không cần lá lách. Điều này là do gan đóng vai trò trong việc tái tạo tế bào hồng cầu. Các mô bạch huyết khác trong cơ thể sẽ đảm nhiệm chức năng miễn dịch của lá lách.

3.Dạ dày
Chức năng chính của dạ dày bao gồm việc co bóp để nghiền nát thức ăn trong quá trình tiêu hóa cơ học, tiết ra axit để phân hủy hóa học thức ăn. Các bác sĩ có thể cắt bỏ dạ dày bệnh nhân trong trường hợp họ bị ung thư hoặc chấn thương.

Dạ dày có chức năng nghiền nhỏ và phân hủy hóa học thức ăn. (Ảnh: Collective Evolution).

Bác sĩ phẫu thuật sẽ nối trực tiếp thực quản với ruột non. Nếu bệnh nhân phục hồi tốt, họ có thể ăn uống bình thường bên cạnh việc bổ sung vitamin.

4.Túi mật
Túi mật nằm ở dưới gan, phía bên phải của bụng. Gan tiết ra mật để giúp phân hủy chất béo trong thức ăn, nhưng nếu dư thừa nó sẽ được lưu trữ trong túi mật. Khi ruột phát hiện chất béo, một loại hormone đặc biệt được giải phóng khiến túi mật co lại, đẩy mật vào trong ruột.

Lượng cholesterol dư thừa trong mật là nguyên nhân tạo ra sỏi mật, làm tắc nghẽn các ống nhỏ có chức năng dẫn mật. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân cần phải loại bỏ túi mật. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 70.000 người cắt túi mật tại Anh.

5.Đại tràng
Đại tràng, hay ruột già, là một ống dài khoảng 1,8m. Đại tràng có chức năng hấp thụ nước cũng như các chất dinh dưỡng còn sót lại trong thức ăn sau khi đi qua ruột non, đồng thời co bóp để bài tiết phân qua đường hậu môn.

Đại tràng là phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. (Ảnh: CNN).

Một số bệnh nhân mắc ung thu hoặc các bệnh khác có thể phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Hầu hết mọi người đều phục hồi sau phẫu thuật. Họ ăn thức ăn mềm trong giai đoạn ban đầu để cơ thể hồi phục.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN