Top 5 cách bố trí ánh sáng trong thiết kế nội thất nhà bếp thêm đẹp

0
1694
Vật Phẩm Phong Thủy

Bên cạnh ánh sáng tự nhiên, bất kỳ không gian sống nào cũng cần có một hệ thống ánh sáng nhân tạo. Với khu vực bếp, ngoài yêu cầu chiếu sáng hay tính thẩm mỹ, hệ thống ánh sáng còn phải đảm bảo mang đến không khí ấm áp thân tình, đồng thời khiến cho những bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Một số gợi ý dưới đây có thể sẽ rất có ích nếu bạn đang chưa biết bố trí ánh sáng phòng bếp thế nào là hợp lý.

1 Khu bếp nấu
Bếp gồm các thiết bị nội thất hiện đại, nếu không chiếu sáng hợp lý sẽ không phát huy được tác dụng tích cực của chúng. Bởi một không gian hiện đại không chỉ để giúp người sử dụng sử dụng thông minh các thiết bị, sự tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng mà còn là không gian đẹp mắt, thu hút ánh nhìn. Ánh sáng vì thế mà quan trọng hơn bất cứ điều gì.

Khu vực bếp và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng vừa đủ thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bằng cách bố trí thêm ánh sáng tinh tế, bạn sẽ tạo ra một sự chú ý đặc biệt đến khu vực bếp và bồn rửa bát.

Với bàn bếp, đèn chiếu sáng là rất cần thiết, đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, những ánh đèn phía dưới tủ bếp gỗ có thể soi sáng cho bề mặt đá granite hay cẩm thạch của bàn bếp. Chiếu sáng còn mang lại hiệu quả làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.

Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể nhấn nhá điểm chiếu sáng ở các hốc tường được bố trí cách nhau ở những vị trí đặc trưng. Có thể dùng đèn điện treo hoặc đèn treo nhiều ngọn cố định sẽ thêm vào một ít màu sắc, giúp không gian trông rộng hơn và tầm nhìn không còn bị che khuất.

2 Đèn trần
Đèn trần được dùng nhiều trong nhà bếp để cung cấp ánh sáng tổng thể cho toàn bộ căn bếp. Trước đây, đèn halogen thường được dùng làm đèn trần. Nhưng ngày nay, đèn LED được dùng ngày càng phổ biến hơn vì ưu điểm là tiết kiệm điện và bền (đèn LED có tuổi thọ đến 20 năm).

3 Các loại đèn chiếu sáng phù hợp không gian bếp
Đèn thả trần với thiết kế thả nhẹ nhàng, tinh tế như những mặt dây chuyền lấp lánh đảm bảo đáp ứng nhu cầu chiếu sáng cũng như trang trí thêm cho căn phòng. Với kiểu đèn này bạn có thể sắp xếp theo đường một đường truyền thống hoặc có cụm ở các độ cao treo khác nhau – có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật trong nhà bếp của bạn.
Đối với các không gian bếp rộng hơn và cao hơn , bạn có thể thử một hoặc nhiều đèn chùm lớn và phù hợp để biến không gian bếp trở nên sang trọng, quyến rũ hơn nhưng vẫn giữ được không khí ấm cúng nhờ ánh sáng đèn chùm dịu nhẹ kết hợp với tủ bếp gỗ công nghiệp càng thêm sáng.

4 Dùng ánh sáng chức năng trong nhà bếp.
Phòng bếp dưới đây không tiện nghi và thiếu điểm nhấn khi không có ánh sáng chức năng.
Có rất nhiều cách để chiếu sáng bàn làm việc trong bếp, ví dụ như lắp đèn huỳnh quang, xenon hay đèn LED dưới tủ bếp gỗ tự nhiên. Trong trường hợp nhà bếp không có tủ đựng đồ hay xếp bát phía trên bồn rửa hay bàn làm việc, bạn hoàn toàn có thể gắn các thiết bị chiếu sáng vào tường hay sử dụng bóng đèn trên trần có thể chiếu sáng tới vị trí cần thiết trong phòng. Đừng quên lựa chọn công suất đèn và màu sắc phù hợp tránh ánh sáng gây ảnh hưởng không tốt tới thị giác khi phải tiếp xúc gần.
Nhà bếp này được chiếu sáng khá hợp lý với nhiều lớp ánh sáng trang trí phía trên bàn làm việc ở trung tâm và ánh sáng tổng thể vừa đủ được kết hợp tinh tế cùng ánh sáng chức năng phía dưới tủ.

5 Mở rộng cửa sổ
Ánh sáng tự nhiên luôn là món quà vô giá mà thượng đế ban cho con người. Nếu nhà bạn có lợi thể rộng thoáng, hãy mở cửa sổ để đón khí trời và thứ ánh sáng trong lành ấy mỗi ngày nhé!

Khi bạn mở cửa sổ, nắng và gió sẽ giúp bạn hong khô không gian trong bếp. Xóa tan ẩm mốc và sự bí bách ngột ngạt vương đọng lại của khí ga, dầu mỡ nấu ăn. Nắng còn giúp cho bạn ức chế vi khuẩn và đảm bảo không gian bếp có cửa sổ luôn mở rộng sẽ có nguồn ánh sáng tốt nhất, vừa nhiều tiện ích vừa tiết kiệm điện năng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN