Top 5 cây phong thủy tăng may mắn và tài lộc cho người tuổi Tân Dậu

0
1714
Vật Phẩm Phong Thủy

Tuổi Tân Dậu này rất hợp với trồng cây cảnh có hoa màu xanh nước biển thuộc Thủy sinh Mộc hoặc hoa lá cành toàn màu xanh lá cây thuộc Mộc hợp Mộc như thế khiến gia chủ làm ăn phất như diều gặp gió, dồi dào sức khỏe dẫn đến gia đình giàu có và ấm no hạnh phúc.
Tuổi Tân Dậu tuyệt đối không trồng cây cảnh có hoa và lá màu trắng thuộc Kim khắc Mộc hay màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc Hỏa do Mộc sinh Hỏa như thế sẽ khiến bạn luôn gặp trắc trở trong làm ăn, hay ốm đau dẫn đến kinh tế gia đình giảm sút, dễ mắc bệnh hiểm nghèo và chắc chắc hạnh phúc gia đình khó mà ấm êm được.

Tuổi Tân Dậu có thể lựa chọn trồng một số cây cảnh có hoa và lá màu nâu, vàng đất thuộc Thổ vì Mộc khắc chế được Thổ nhưng cũng nên hạn chế vì nó không thúc đầy tài lộc gì cho gia đình bạn.

1 Cây cẩm tú cầu

Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu mà người ta thường hay nói tới đó là sự lạnh lùng, vô cảm. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, loài hoa này còn có nhiều ý nghĩa khác, tùy thuộc vào màu sắc mà chúng sở hữu.
Hoa cẩm tú cầu có cánh hoa mỏng và xếp chen chúc tạo thành hình dáng trông giống như những quả cầu tuyệt đẹp. Chính vì thế, loài hoa này được xem là biểu tượng của lòng biết ơn của con cái dành cho cha mẹ, của học trò với thầy cô giáo….
Ý nghĩa thứ 3 của những đóa cẩm tú cầu chính là thể hiện sự chân thành trong tình cảm, không chỉ là tình yêu mà còn là tình bạn, tình cảm giữa con người với con người. Ý nghĩa này của hoa cẩm tú cầu bắt nguồn từ một câu chuyện của người Nhật Bản. Chuyện kể rằng, có một vị hoàng đế Nhật Bản, vì quá yêu một cô gái đã sẵn sàng gửi đến nhà nàng một lẵng hoa cẩm tú cầu thay cho lời tỏ tình và xin phép gia đình nàng cho 2 người được đến với nhau.

2 Cây lưu ly

Hoa lưu ly như tên gọi của nó là một món quà của sự nhớ nhung sâu đậm của người gửi.Nó gợi lại những kỷ niệm ngây thơ , sự chân thật của tình yêu, lòng trung thành

Hoa lưu ly cũng gắn liền với những câu chuyện tình đầy cảm động.Có một truyền thuyết của người Đức giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa: Ngày nọ, có một hiệp sĩ trẻ và người yêu đang đi dạo dọc theo bờ sông Danube. Cô gái trông thấy một đám hoa màu xanh đang trôi xuôi theo dòng sông: “Em muốn có đóa hoa xinh đẹp đó!”, cô gái la lên. Ngay tức khắc, người tình dũng cảm của cô phóng mình xuống dòng sông và vớt lấy đám hoa trôi. Nhưng hỡi ơi, do bị vướng víu bởi sức nặng của bộ áo giáp hiệp sĩ, anh ta đã không thể vượt qua được bờ sông trơn trợt dù đã cố gắng hết sức, cảm thấy mình đang nhanh chóng bị chìm xuống, anh ném hoa lên bờ cho người yêu và bằng những hơi thở tàn cuối cùng của mình trước khi chìm mãi, anh gọi nàng một lời như trăn trối: “Xin đừng quên nhau!”.

3 Cây lộc vừng

Lộc vừng là loài cây được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều.
Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm của người xưa, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn.

Cây Lộc vừng thuộc nhóm cây bờ nước vì có bộ rễ bán thủy sinh phát triển tốt ở nơi nước lợ có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường gắn Lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ – hay Bonsai cho hoa buông thõng gợi cảm đẹp đến nao lòng. Cách chăm sóc cây Lộc vừng không khó nếu biết cách áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng phương pháp. Bởi giai đoạn trồng cây quyết định tới 80% tới mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Cộng thêm cách chăm sóc khoa học sẽ tạo ra một cây lộc vừng ra hoa đẹp đúng như mong muốn của bạn. Nếu cảm thấy cây này không thích hợp để trồng trong nhà bạn có thể dùng vòng đá thạch anh để thay thế

4 Cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân với dáng sang trọng, thanh tao, quý phái, kết hợp hài hòa giữa các màu sắc xanh trắng đem đến vẻ đẹp yên bình, mát mắt.
Trong phong thủy cây ngọc ngân có ý nghĩa mang đến sự may mắn và nhiều thịnh vượng, tài lộc cho chủ nhân.

Vẻ đẹp hài hòa từ bộ rễ trắng muốt và phiến lá xanh đốm trắng dịu dàng, mướt mắt khiến ngọc ngân trở thành loại cây dành cho tình yêu. Ngọc ngân còn có tên là Valentine là món quà bất ngờ để bạn dành tặng cho một nửa yêu thương với ý nghĩa “ trái tim anh đã thuộc về em”.

Ngọc ngân còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi và các chất độc hại bay lơ lửng trong không khí đem đến không gian trong lành, tươi mát.
Với ý nghĩa mang lại nhiều bổng lộc, may mắn cho chủ nhân, hình dáng dịu dàng, xinh xắn ngọc ngân được ưa thích trồng trang trí để bàn trong nhà, bàn làm việc trong văn phòng, bàn ăn,bàn học,… vừa đem đến màu xanh thiên nhiêu dịu dàng, mát mắt.

cây ngọc ngân trồng trong bình thủy sinh mang lộ ra bộ rễ đẹp như cây nhân sâm, hài hòa với sắc lá, dáng cây càng được ưa thích trưng ở những vị trí sang trọng hoặc nơi bạn muốn cảm nhận cảm giác yên tâm, thanh thản. Không cần nhiều không gian, chỉ cần một khoảng nhỏ trong phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ … là bạn đã có một không gian lý tưởng với ngọc ngân.

Đơn giản và sang trọng: chỉ cần một bình thủy sinh trong vắt lộ bộ rễ nghệ thuật, một vài chú cá vàng bơi lội tung tăng, là chúng ta đã có cảm giác sảng khoái, thoải mái tràn ngập trong tâm hồn. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và chọn cho mình một  bằng đá thạch anh hợp với tuổi của mình

5 Cây phát tài

Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Chính vì thế, theo thuyết phong thủy, nếu để chúng trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình.

Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành: Mộc – bản thân cây phát lộc; Thổ – đất mà cây được trồng; Thủy – nước dùng tưới cây; Hỏa – thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim – chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại. Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.

Trồng cây phát lộc đá phong thủy có thể trồng trong nhà, ngoài vườn, trong phòng làm việc, bàn làm việc, phòng họp, phòng ăn… Bạn nên trồng phát lộc ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN