Môi giới nhà cho thuê là một nghề rất hot và được nhiều người theo đuổi trong thời buổi BĐS lên cao như hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai bước vào cũng có “hào quang” ngay lập tức. Có rất nhiều người “dấn thân” nhiều năm vào thị trường này có thu nhập bấp bênh, không môi giới được ai và phải bỏ nghề giữ chừng.
Vậy những yếu tố nào sẽ quyết định bạn có trở thành một người môi giới nhà cho thuê và mua bán nhà đất thành công? Hãy cùng kiểm chứng qua bài chia sẻ kinh nghiệm sau đây.
1 Tính kiên trì
Hơn bất cứ nghề nào khác, làm môi giới hơn thua là ở tính kiên trì của mỗi người. Có nhiều người chỉ vài lần thuyết phục không được khách hàng mà nản lòng, bỏ cuộc thì không hợp với nghề này. Chỉ khi làm nhiều lần không được mới đúc kết được kinh nghiệm, từ kinh nghiệm mới có thể làm đúng và làm tốt.
2 Chuyên môn cao, kỹ năng tốt
Bất cứ nghề nào cũng phải bỏ thời gian để nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi. Với những nghề như tư vấn, môi giới thì càng phải học nhiều, nâng cao kỹ năng và tiếp thu kiến thức thường xuyên mới phát triển được. Với sự phát triển của Internet cùng các công cụ phụ trợ thì việc các nhà môi giới nhà cho thuê nhà nguyên căn tiếp cận khách hàng tiềm năng đang trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
3 Khả năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ
Một khi đã vững về mặt kiến thức, các môi giới bắt đầu xây dựng cho mình một danh sách khách hàng với công việc đầu tiên là tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt. Nếu không gặp gỡ khách hàng tiềm năng lẫn chưa tiềm năng ở thời điểm hiện tại, môi giới sẽ khó có thêm khách hàng mới.
Môi giới giỏi là một môi giới vừa có kỹ năng, vừa có sự trung thực. Bởi lẽ, khách hàng thường giao dịch với những người họ thích và tin tưởng. Vì thế, khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng dựa trên sự tin tưởng luôn mang tính “sống còn” đối với các nhà môi giới.
4 Kiến thức Sales & Marketing
Muốn bán được hàng thì những kiến thức về sale là không thể thiếu và việc sử dụng marketing để tăng doanh số bạn, phục vụ cho hoạt động sale là rất quan trọng. Cho dù kinh doanh trong bất động sản hay bất kì lĩnh vực nào thì người môi giới cũng cần biết được nhu cầu thực sự của khách hàng là gì? Họ có thể tìm hiểu thông qua các lần gặp gỡ, qua giao tiếp gợi nhắc, dẫn dắt để khách hàng có thể bộc lộ nhu càu một cách cụ thể nhất và tìm hiểu về khả năng chi trả tài chính của họ Đôi khi nhà môi giới lại là người cụ thể hóa nhu cầu của khách hàng mua ban nha. Chỉ khi nắm bắt được những điều này mới tạo được cơ sở để giao dịch có khả năng xảy ra. Dựa trên những gì tìm hiểu để liệt kê ra các sản phầm tương ứng có khả năng được khách hàng lựa chọn nhất.
Chúng ta có quy trình bán hàng như sau:
– Qua giao tiếp như gặp mặt trực tiếp hoặc qua điện thoại hay email hãy đặt những câu hỏi gợi mở nhu cầu thật sự của khách hàng, khách hàng cần mua nhà ở gấp ngay hay không, ngân sách dự trù là bao nhiệu, khi nào thì cần nhà ở, tại sao phải đi tìm mua/thuê nhà, đã đi xem những dự án hay khu vực nào rồi, muốn chọn loại bất động sản nào: nhà phố, biệt thự, chung cư, đất…có cần vay tiền không, những yêu cầu khách về thanh toán, v.v.
– Quảng cáo để thu hút chú ý của khách hàng, sau khi đã tìm hiểu được nhu cầu lập tức tổng hợp thông tin cung cấp cho khách hàng những giải pháp tối ưu. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà đưa ra cách thức quảng cáo phù hợp để tránh lãng phí.
– Biết sử dụng các công cụ để thực hiện marketing thu hút khách hàng như SEO, Adwords, Facebook, SMS, telesales hay tờ rơi,…
– Phải biết lúc nào là kết thúc thương vụ là hợp lý nhất, nếu chúng ta sai lầm trong bước quyết định này có thể dẫn đến thất bại trong bán hàng.
5 Khả năng ứng biến, xử lý tình huống, thuyết phục khách hàng
Khách hàng giao dịch BĐS hầu hết là những người có nghiên cứu sâu về thị trường địa ốc. Vì có nghiên cứu nên những thắc mắc của họ đều là “mấu chốt” để quyết định thành công của hợp đồng. Nếu trước tình huống bất ngờ người môi giới không thể đáp ứng được thì việc mất hợp đồng là chuyện tất nhiên.
6 Cái “tâm”
Nhiều người đến với nghề này là vì kinh tế, nhưng trụ được với nghề lâu dài hay không còn do cái tâm và uy tín. Tư vấn đúng, đủ, có tâm thì “một đồn mười” sợ gì không có khách hàng tiếp theo.