Khi mang thai mẹ bầu nào cũng mong muốn được mẹ tròn con vuông, thai nhi luôn luôn khỏe mạnh, phát triển tốt trong bụng để chờ được gặp con sau 9 tháng 10 ngày. Thời gian mang bầu là trải nghiệm đầy niềm vui, niềm hạnh phúc và có cả những nỗi đau, những giọt nước mắt của người mẹ. Thế nhưng có những sự cố ngoài ý muốn khiến mẹ bầu không thể giữ được bé yêu của mình. Mẹ bầu hãy cùng điểm qua các nguyên nhân gây sảy thai mà nhiều người mắc phải để biết cách phòng tránh tốt hơn.
1 Bất thường về nhiễm sắc thể
Bất thường về nhiễm sắc thể – đây là nguyên nhân mẹ bầu không thể phòng chống được. Bởi những trường hợp sẩy thai trong giai đoạn ba tháng đầu tiên này được coi là do có sự bất thường của NST như thừa, thiếu NST, tam bội, tứ bội hoặc do những đột biến NST gây đảo đoạn, chuyển đoạn….
Thông thường mỗi cha mẹ cần 23 nhiễm sắc thể nên nếu bào thai có tổng 46 nhiễm sắc thể thì thai kỳ thành công. Nhưng nếu thai nhi nhận được quá ít hoặc quá nhiều nhiễm sắc thể thì sẽ gây ra hiện tượng sảy thai. Đó là do sự bất thường của nhiễm sắc thể gây ra những phát triển bất thường của bào thai.
2 Bệnh tiểu đường
Ở những phụ nữ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì nguy cơ hư thai cũng giảm. Bản thân bệnh tiểu đường không làm hư thai nhưng khi kết hợp với một yếu tố khác có thể tăng nguy cơ kết thúc thai kỳ sớm. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những phức tạp trong lúc mang bầu và sinh nở. Cần giám sát chặt chẽ để ổn định lượng đường huyết trong mức cho phép và để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Các bà mẹ tiểu đường thường sinh con nặng ký và cần theo dõi lượng đường huyết của cả hai mẹ con trong giai đoạn ngay sau sinh.
3 Nhiễm khuẩn
Trong cơ quan sinh sản của cả nam và nữ luôn tồn tại vi khuẩn, trong đó có nhiều vi khuẩn vô hại thậm chí là có ích. Tuy nhiên, cũng có một số vi khuẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc dẫn đến sảy thai. Hai trong số những loại vi khuẩn dễ gây ra sảy thai là mycoplasma hominis và ureaplasma urealyticum.
Phụ nữ nếu nhiễm loại vi khuẩn này sẽ gây ra viêm nhiễm nội mạc tử cung, khiến bào thai không phát triển được và dẫn tới sảy thai sớm. Tình trạng nhiễm khuẩn này không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nên bạn chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm vi sinh mà thôi.
4 Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung
Tử cung bất thường cũng là một trong những nguyên nhân sẩy thai sớm thường gặp ở phụ nữ. Nếu tử cung bị “dị dạng” hoặc có vách ngăn sẽ cản trở phôi thai làm tổ trên thành tử cung, hoặc chặn dòng dưỡng chất cung cấp đến phôi thai dẫn đến sẩy thai sớm. Có tới 10% các ca sẩy thai được xác định là do tử cung bất thường. Ngoài ra, cổ tử cung yếu hay không hoàn thiện về chức năng cũng là yếu tố khiến thai kỳ bị chấm dứt sớm. Trong thời kỳ cuối i tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đã đủ lớn để gây ra tác động lên cổ tử cung, nếu cổ tử cung quá yếu hoặc chưa hoàn thiện sẽ không giữ được bào thai nằm bên trong tử cung dẫn đến sẩy thai.
5 Do tâm lý người mẹ
Nếu mẹ bị căng thẳng hay bị bệnh trầm cảm quá mức hoặc bất ngờ gặp phải những xúc động cực mạnh ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng khó lòng giữ được con.
Vậy nên, khi biết mình mang bầu, phụ nữ hãy gạt đi mọi lo lắng muộn phiền, tự tìm cho mình những niềm vui trong cuộc sống nhiều hơn nhé!
6 Sẩy thai do sang chấn
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai tự nhiên. Khi mẹ bầu gặp tai nạn, hay bị đau dạ dày, mang vác nặng, vận động mạnh hay leo cầu thang nhiều, đi xa… sẽ khiến thai nhi bị tác động mạnh mẽ. Thai nhi lúc này chưa thể bám chắc được vào tử cung của người mẹ nên dễ dàng bị đẩy ra ngoài.
Chính vì vậy, các chị bầu ở những tháng đầu thường được khuyên không nên đi xa, vận động nhẹ nhàng, đi đứng cẩn thận để giữ cho con phát triển tốt trong bụng.
7 Mẹ ăn uống thiếu chất
Khi đã mang bầu, các mẹ đừng bao giờ áp dụng thực đơn ăn kiêng mà tội con trong bụng. Con cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển thật tốt. Mẹ hãy chờ đến khi con chào đời, cứng cáp khỏe mạnh rồi hãy ăn kiêng để bảo vệ vóc dáng của mình nhé.