Top 5 kinh nghiệm hay khi đặt cọc mua bán nhà để không bị lừa

0
1502
Vật Phẩm Phong Thủy

Thỏa thuận đặt cọc mua bán nhà đất được coi là bước đi cụ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong rất nhiều thỏa thuận giữa người mua và người bán của một giao dịch bất động sản. Việc đưa ra một thỏa thuận đặt cọc chặt chẽ là rất cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi của cả 2 bên vì đôi khi, chỉ vì một chút bất cẩn có thể sẽ mang lại rất nhiều rắc rối trong quá trình mua bán nhà đất.

1 Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà: chủ nhà có phải là chính chủ không?

Đối chiếu thông tin chủ nhà: tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên chứng minh nhân dân hoặc sổ đỏ không.

Xin một bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc tổ dân phố để hỏi. Thường thì tổ trưởng dân phố hoặc Uỷ ban phường sẽ nắm rất rõ chủ của căn nhà phố đó có phải là chính chủ hay không.

2 Kiểm tra tính hợp pháp của bất động
trước khi kí kết hợp đồng đặt cọc, người mua nhà cần phải xác định về tính hợp pháp của bất động sản như: bất động sản đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không, bất động sản có đang trong quá trình tranh chấp hay có đang là đối tượng đảm bảo của một giao dịch nào đó hay không như cầm cố, thế chấp…để biết có thể mua bán nhà được không bên cạnh đó cũng cần xác định rõ loại đất đang giao dịch để phù hợp với mục đích sử dụng.

3 Lập ra hợp đồng đặt cọc
Một trong những kinh nghiệm đặt cọc mua đất quan trọng chính là việc lập ra hợp đồng đặt cọc. Cuộc sống khó khăn, giá trị đồng tiền ngày càng làm con người ta tha hóa. Chính vì thế, bạn đừng quá tin người khi giao cho ai một số tiền lớn mà không hề có bất cứ bằng chứng giấy tờ nào.

Hợp đồng đặt cọc với những quy định rõ ràng về trách nhiệm của người bán, người mua, những trường hợp vi phạm khi không thực hiện đúng cam kết… điều đó sẽ là bằng chứng tốt nhất đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bạn sau này.

4 Thông tin vay nợ thế chấp:
Nếu thửa đất có sổ đỏ đã được thế chấp ngân hàng thì bạn nhận biết thông tin rất đơn giản. Bạn chỉ cần xem ở bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ thì sẽ thấy thông tin thế chấp. Cũng có sổ đỏ họ có gắn thêm 1 tờ riêng ghi thông tin thế chấp, giữa tờ này và sổ đỏ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Nếu có trường hợp người bán muốn giấu thông tin thế chấp bằng cách gỡ tờ đó ra, thì bạn quan sát sẽ thấy ở 1 góc, cạnh nào đó của sổ đỏ chỉ có 1 nửa dấu giáp lai thôi. Trường hợp này tuy hiếm nhưng không phải không có.

Ngoài ra thông tin về thế chấp ngân hàng cũng có thể tra cứu được ở các VPCC. Bạn chỉ cần có bản photo của sổ đỏ mang đến là có thể nhờ họ tra cứu, thường là miễn phí.

Đó là nếu người bán thế chấp ngân hàng, nhưng nếu họ không thế chấp ngân hàng mà thế chấp cho cá nhân hoặc các tổ chức cho vay “nóng”, vay lãi cao thì sao? Đương nhiên là bạn khó có thể biết được nếu người bán không chủ động nói cho bạn. Vấn đề này ngoài việc hỏi, bạn nên tìm hiểu về cá nhân người bán là chủ đất, chẳng hạn họ có phải là người chơi cờ bạc, nợ nhiêu cần vay nóng, vay gấp, vay lãi cao hay không. Nếu được thì tìm hiểu thông tin từ vợ, chồng, con, người thân của họ, hỏi những người hàng xóm… Việc làm này chỉ có thể hạn chế phần nào đó rủi ro, còn lại thì tùy vào sự nhạy bén và may mắn của bạn nữa.

Việc dùng sổ đỏ thế chấp để vay nóng, vay lãi cao cho dù có hiệu lực hay vô hiệu thì thực tế nó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc mua và sử dụng nhà, đất sau này của bạn. Nhất là khi người bán có thể không chỉ thế chấp ở 1 nơi. Vậy nên bạn cũng cần lưu ý điều này.

5 Phải đến phòng công chứng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn thì việc mua bán nhà đất cần phải được thực hiện vô cùng cẩn thận để tránh gặp phải những chiêu trò lừa gạt của người môi giới. Chính vì thế, càng cẩn trọng bao nhiêu thì bạn sẽ càng tránh được những rủi ro đáng tiếc bấy nhiêu.

Sau khi đã lập hợp đồng đặt cọc, bạn nên yêu cầu cả 2 bên người bán và mua đến văn phòng công chứng hoặc các cơ quan chức năng có thẫm quyền chứng thực, yêu cầu lăn tay tại phòng công chứng khi đã giao tiền.

Ngoài ra, bạn cần yêu cầu thêm bản photo của sổ đỏ và đóng dấu “sao y bản chính” vào bản photo để có thể đối chiếu hoặc làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp. Nếu làm tốt điều này, bạn có thể an tâm vì mình đã đặt cọc đúng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN