Top 6 địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi đặt chân đến Bến Tre

0
1245
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Bến Tre đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Bến Tre dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Vườn cây ăn trái Cái Mơn
Du khách muốn tìm đến vườn cây ăn trái Cái Mơn, hãy hỏi đường đến xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre. Chợ Lách nằm cách thành phố Bến Tre chừng 40 cây số. Chợ Lách nằm trên vùng đất cù lao Minh. Để đến Chợ Lách, du khách có thể đi từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, hướng theo quốc lộ 60, đi khoảng 4 cây số đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc. Sau đó tiếp tục rẽ phải, đi theo đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 khoảng 10 cây số nữa là đến. Cái Mơn được xem là vương quốc trái cây và cả hoa kiểng, bonsai. Đến đây tham quan du khách sẽ không khỏi choáng ngợp về sự xanh tươi và trù phú, về những gì mà thiên nhiên ưu ái ban tặng riêng cho vùng đất này.

2. Chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày được xây dựng vào năm Tân Dậu (1861) dưới thời vua Tự Đức thứ 14. Chùa được làm bằng tre và lá để thờ bà Sầm.

Từ 1927 -1929 chùa đã vinh dự được hai được lần đón cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ, nhiều lần ghé lại tá túc. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Tđã uyên Linh nuôi dưỡng và che đậy cho cán bộ cách mạng. Vì thế chùa cũng đã 2 lần bị máy bay ném bom, đốt chùa. Sau đó chùa được trùng tu lại nhiều lần vẫn trên nền đất cũ.

3. Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
Cụ Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi mù lấy hiệu Hối Trai, sinh ngày 1.7.1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định năm 1843. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu ( năm 1849 ) nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về chịu tang mẹ vì quá lo buồn khóc thương ông lâm bệnh và bị mù hai mắt. Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, cụ Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình chạy về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long ( nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ). Tại đây ông dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Ông có mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông…

Hơn một phần tư thế kỷ sống trên đất Bến Tre, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân ở đây một ảnh hưởng to lớn và một di sản tinh thần vô cùng qúy báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất khuất của một vùng đất anh hùng. Cụ đã dùng ngòi bút để ca ngợi các cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân, tố cáo tội ác của giặc Pháp. Cụ kiên quyết chống bọn vua quan bán nước, không hợp tác với giặc, giữ vẹn tấm lòng yêu nước thương dân. Hai câu thơ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” trong truyện thơ nôm Dương Từ – Hà Mậu của cụ như một lời tuyên ngôn, khẳng định một chính kiến, một chân lý ngời sáng đến muôn đời. Tác phẩm thơ văn của cụ như truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp hay các bài thơ điếu, văn tế như Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc, Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong, Văn điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Phan Thanh Giản… đã thấm sâu vào tâm hồn của nhiều thế hệ. Người Bến Tre và nhân dân cả nước kính trọng lòng yêu nước, quý mến tiết tháo và phẩm chất của cụ – một người đã nâng đạo lý yêu nước, thương dân, trọng nhân nghĩa, không khuất phục cường quyền thành sức mạnh tinh thần đánh giặc cứu nước.

4. Khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định
Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, ngày 30/8/1995, bà được Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khu lưu niệm được xây dựng tại quê hương bà – ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Công trình này được UBND tỉnh Bến Tre giao cho Sở Văn hóa – Thông tin Bến Tre (Nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư bằng Quyết định số 3186/QĐ-UB ngày 23/12/1999 trên phần đất có diện tích là 15.000m2.

Ngày 26 tháng 12 năm 2000, lễ khởi công được long trọng tổ chức với sự tham dự của các cơ quan, ban, ngành của Trung ương và địa phương. Trải qua 3 năm xây dựng, ngày 20 tháng 12 năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 43 năm thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960 – 20/12/2003), Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định đã được khánh thành và đưa vào sử dụng trong sự hân hoan của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Với tổng vốn đầu tư là hơn 3,5 tỉ đồng trong đó có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

5. Làng du kích Đồng Khởi
Làng du kích Đồng Khởi thuộc địa phận xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, cách thành phố Bến Tre 15km. Làng là nơi còn lưu giữ lại những chiến tích của cuộc nổi dậy đầu tiên trong phong trào Đồng Khởi năm 1960. Ở khu di tích có trưng bày và lưu giữ tất các các loại vũ khí thô sơ có trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

6. Cồn Ốc
Cồn Ốc ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm có chiều dài khoảng 8,3km. Trên cồn có nhiều vườn dừa và những vườn cây ăn quả. Đây là điểm du lịch hấp dẫn của Bến Tre. Khi du khách đến với Cồn Ốc sẽ được tận hưởng không khí trong lành và được hòa mình vào với thiên nhiên cảnh sắc của miền sông nước miền Tây.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN