Top 6 địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi đặt chân đến An Giang

0
1108
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, aa đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch aa dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Rừng tràm Trà Sư
Du khách đến rừng tràm Trà Sư, mỗi lúc lại thêm ngỡ ngàng và thích thú, vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên mà cây rừng đang gìn giữ trong sắc lá và hương tràm ngào ngạt. Với diện tích gần 850ha, rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster). Đối với loài thú đã thống kê được 11 loài thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là dơi (15 loài) và gặm nhấm (4 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam. Riêng bò sát, ếch, nhái cũng có tới 25 loài, 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, cạp nong. Ngoài ra, rừng còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng. Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh.

Chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm. Du khách đi thuyền xuyên rừng sẽ được ngắm cánh rừng biếc xanh bạt ngàn mênh mông, nở đầy những bông hoa tràm trắng tinh khiết trong nắng sớm, hương tràm thoảng đưa nhẹ nhàng khiến tinh thần trở nên thư thái, lâng lâng. Tưởng như tất cả những sắc màu tụ tập về đây, sóng sánh trong sắc nước. Những cây thủy liễu uốn mình mềm mại trong làn nước trong, vài ba chú cá bơi lội tung tăng và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa trên mặt nước phản chiếu những sắc màu kì lạ. Lúc thì màu xanh ve chai, khi thì bạc lấp lánh, có nơi lại ửng vàng màu hổ phách. Thật khó biết ẩn trong màu nước ấy chứa bao nhiêu loài thuỷ sinh, nào những chiếc lá lấm tấm màu tím lạ lẫm; nào những thân tràm lắt lay bông trắng trong màn nước dập dờn; nào rừng sen lá xanh thắm, bông đỏ tươi khoe nở; những khóm bông điên điển vàng rập rờn như đàn bướm; thảm rong đuôi chồn sóng sánh uốn mình trong sóng nước với những đoá hoa nhỏ xíu ánh vàng màu nắng; hay những thảm bèo tai tượng ôm kín các gốc tràm mọc san sát nhau… Vừa ngắm cảnh đẹp, du khách có thể vừa tự tay hái các loại rau muống, rau dừa, điên điển… trước khi đi sâu vào rừng khám phá thế giới của các loài chim.

2. Chùa Linh Sơn Ba Thê
An Giang một tỉnh thành từ lâu đã nổi bật với các loại hình du lịch đồng quê sông nước, chùa chiền, tham quan miệt vườn… Ngoài các loại hình trên, du lịch miền Tây – An Giang còn nổi tiếng với rất nhiều địa danh thú vị, hấp dẫn mà mang lại cho con người nhiều cảm giác mới lạ. Có thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn, nhưng có thể nó lại mang cho ta những cảm xúc, những điều ý nghĩa, mang giá trị tâm linh rất riêng biệt.

Chùa Linh Sơn Ba Thê là một trong những điểm đến thú vị của tỉnh An Giang, là một ngôi chùa nằm dưới chân núi Ba Thê với nhiều kiến trúc độc đáo, lạ mắt. Ngôi chùa này không chỉ mang lại nhiều giá trị tâm linh mà còn mang nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

3. Núi Ba Thê
Qua thị trấn Núi Sập một đỗi, ta sẽ đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn 3m. Người ta đã phát hiện di chỉ nầy vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê. Có nhiều cổ vật thu được như khuôn chế tác vật dụng và nữ trang bằng gốm, đá, vàng, đồng. Các tượng đá mang dấu ấn văn hóa Phật Giáo và Hindu giáo rất đa dạng như tượng Phật, linh vật, Yoni và Linga có niên đại cách đây trên dưới một thiên niên kỷ rưỡi. Đặc biệt là nhóm tượng Ganesa với mình người đầu voi trông rất ấn tượng. Bảo tàng tỉnh An Giang hiện có trưng bày nhiều hiện vật và phiên bản của nhiều cổ vật, tượng, xương thú hóa thạch…

Muốn lên núi Ba Thê phải mua vé: 7.000 đồng cho hai người, một xe. Có một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Xe hon-đa phải gài số 1, leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Đường lên đỉnh chỉ chừng 2km, nhưng phải chạy xe độ 15 phút. Bên đường, phía vực, có lan can bảo hiểm, khá an toàn cho người, xe. Con đường nầy có từ đời Pháp thuộc, đến chế độ cũ được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch. Nhưng khách ở đây chưa đông, dù đường đến Ba Thê khá thuận tiện, chỉ cách thành phố Long Xuyên chừng 28km, già nửa đường đi Thất Sơn – Núi Cấm.

4. Di chỉ Óc Eo
Là tên một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.

Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước – con người ở vùng đồng bằng – châu thổ hạ lưu sông Mê công; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

Vùng này phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Cửu Long, trong miền đất trũng Tây sông Hậu bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo – Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am…) và vươn ra tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau). Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, Louis Malleret cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng Óc Eo, có diện tích rộng tới 450 ha với một tiền cảng có tên là Tà Keo, cách Óc Eo 12 km về phía Tây Nam. Vùng này không chỉ có hình ảnh của một đô thị quy củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo – văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc: Vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài.

5. Đồi Tức Dụp
Khu di tích lịch sử Tức Dụp nằm ở Tri Tôn có những giá trị về lịch sử gắn liền với hiện tại. Nơi này từng là căn cứ địa của quân dân An Giang trong thời kỳ chống Mỹ với hệ thống hang động trú ẩn tự nhiên rất tốt, bởi vậy Tức Dụp đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì sức sống cách mạng mãnh liệt.

6. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang
Nằm ở Phũm Xoài, xã Châu Phong của huyện Tân Châu, làng dệt thổ cẩm Châu Giang hay còn được gọi là làng Thổ cẩm Phũm Soài hoặc làng dệt thổ cẩm Châu Phong.

Dêt thổ cẩm là nghề truyền thống mà mọi phụ nữ Chăm đều thành thạo, họ được học dệt từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành đều trở thành những người thợ dệt khá nhuần nhuyễn. Nguyên liệu để dệt là từ tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên của mủ cây, vỏ cây và trái cây đã làm cho màu sắc trên sản phẩm rất bền.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN