Top 6 vùng cao nguyên đẹp nhất nước ta

0
1812
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn là một người thích khám phá , thích những chuyến trekking hay leo núi , thì chắc chắn bạn không được bỏ qua những vùng cao nguyên đẹp thơ mộng sau đây.

1.Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.

Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt nhiều.

Diện tích của cao nguyên Đồng Văn: 2356,80 km².
Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m.
Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 – 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).

Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi cư ngụ của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam. Từ tháng 4 năm 2010, hồ sơ cao nguyên đá Đồng Văn được đệ trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Đây cũng là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.

2.Cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả (mận, đào) và chăn nuôi bò sữa.

Cao nguyên Mộc Châu cách Hà Nội khoảng 200 km theo quốc lộ 6. Người Thái, người Mông là các dân tộc thiểu số chiếm số đông ở Mộc Châu. Vào ngày 1 tháng 9 hằng năm, người Mông từ khắp vùng Tây Bắc tập trung về Mộc Châu và biến thị trấn này thành một ngày hội đặc biệt. Ở Mộc Châu, các dịch vụ du lịch còn chưa phát triển, nếu không còn khách sạn có thể thuê nhà để ở với giá rẻ.


3.Cao nguyên Sín Chải
Cao nguyên Sín Chải là một cao nguyên nhỏ nằm trải rộng trên diện tích huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên.

Cao nguyên nhỏ này có diện tích khoảng 1.500 km², có chiều rộng khoảng 25 km, chiều dài khoảng 60 km, độ cao trung bình 1.500 m, điểm cao nhất 1.596 m tại đỉnh Ta Pang Dinh.

Phía bắc là cao nguyên Tà Phình với giới hạn là sông Đà, phía đông cũng là sông Đà, phía tây là sông Nậm Mức, phía nam thấp dần và giáp với núi Pu Huổi Long.


4.Cao nguyên Lâm Viên
Cao nguyên Lâm Viên (còn gọi cao nguyên Lang Biang, cao nguyên Lang Bian, cao nguyên Lạng Bương, cao nguyên Đà Lạt, bình sơn Đà Lạt) là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam (được khám phá bởi nhà thám hiểm-bác sĩ Alexandre Yersin) với độ cao trung bình khoảng 1.500 m (4.920 ft) so với mực nước biển. Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1.080 km². Địa hình đồi núi trập trùng độ dốc dao động 8-10°. Tại đây có các đỉnh núi cao như Bi Doup (2.287 m), Lang Biang (hay Chư Cang Ca, 2.167 m), Hòn Giao (2.010 m). Nước sông trên cao nguyên chảy chậm; những chỗ bị chặn lại toả rộng thành hồ như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đan Kia (Suối Vàng), thác Cam Ly. Rìa cao nguyên có các thác lớn như Pren (Prenn), Gù Gà, Ankrôet, thác Voi. Phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành phù hợp cho trồng rau và hoa quả ôn đới quanh năm, có rừng thông ba lá và thông năm lá diện tích lớn.


5.Cao nguyên Măng Đen
Cao nguyên Măng Đen hay còn có tên gọi cao nguyên Kon Plông trải rộng trên diện tích huyện Kon Plông, là một trong hai cao nguyên ở tỉnh Kon Tum, cao nguyên còn lại là cao nguyên Kon Tum

Cao nguyên nằm trên dãy Trường Sơn, ở độ cao trung bình 1.200 m, điểm cao nhất ở núi Kon Ka Kinh ở độ cao 1.761 m, có khí hậu tương tự như cao nguyên Lâm Viên ở Lâm Đồng. Thuận lợi cho việc trồng các loại rau, hoa quả xứ lạnh.

Nằm trên dãy Trường Sơn theo hướng tây bắc-đông nam, phía đông và phía nam là cao nguyên Kon Tum, phía đông thấp dần với ranh giới tỉnh Quảng Ngãi, phía bắc là núi Ngọc Linh


6.Cao nguyên Di Linh
Cao nguyên Di Linh là một trong hai cao nguyên chính bao gồm toàn bộ diện tích tỉnh Lâm Đồng (cao nguyên thứ hai là Lâm Viên). Cao nguyên này có độ cao trung bình là 1000m so với mặt biển.

Cao nguyên Di Linh có thể chia thành hai phần: phần phía Bắc tương đối bằng phẳng ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; phần phía Nam bị chia cắt nhiều bởi núi, đồi, sườn dốc, thung lũng hẹp ở các huyện Di Linh, Bảo Lộc.

Thổ nhưỡng và khí hậu của cao nguyên Di Linh phù hợp cho việc trồng chè và cà phê (nhất là cà phê robusta).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN