Top 7 quốc gia có tỷ lệ kết/ly hôn cao nhất trên thế giới

0
2573
Vật Phẩm Phong Thủy

Dựa trên nghiên cứu trên 1000 người và các số liệu thế giới , các quốc gia dưới đây là những nước có tỷ lệ kết/ly hôn cao nhất hiện nay.

1. Bỉ
Bỉ, tên chính thức là Vương quốc Bỉ, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Âu. Bỉ có biên giới với Pháp, Hà Lan, Đức, Luxembourg, và có bờ biển ven biển Bắc. Đây là một quốc gia có kích thước nhỏ, mật độ dân số cao, dân số khoảng 11 triệu người. Bỉ thuộc cả hai vùng văn hoá châu Âu Germain và châu Âu Latinh, với hai nhóm ngôn ngữ chính: Tiếng Hà Lan hầu hết được nói tại cộng đồng người Vlaanderen, đây là bản ngữ của 59% dân số; tiếng Pháp hầu hết được nói trong cư dân vùng Wallonie và là bản ngữ của khoảng 40% dân số; ngoài ra có khoảng 1% dân số là người nói tiếng Đức.


2. Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal, [puɾtuˈɣaɫ]), tên chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa[6], [ʁɨ’publikɐ puɾtu’ɣezɐ]), là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc Bồ Đào Nha.

Viện Thống kê Quốc gia Bồ Đào Nha (INE) ước tính dân số vào năm 2011 là 10.562.178 (trong đó 52% là nữ giới, 48% là nam giới). Theo một ước tính vào năm 2017, dân số là 10.294.289.[68] Dân cư Bồ Đào Nha tương đối thuần nhất trong hầu hết lịch sử quốc gia, với một tôn giáo duy nhất (Công giáo La Mã) và một ngôn ngữ duy nhất góp phần vào sự thống nhất dân tộc và quốc gia này, sau khi trục xuất người Moor và người Do Thái.[69] Một số lượng nhỏ các cộng đồng thiểu số kể trên được ở lại Bồ Đào Nha với điều kiện họ phải cải sang Công giáo, và sau đó họ được gọi là Mouriscos và Cristãos Novos. Sau năm 1772, phân biệt giữa những người Cơ Đốc cũ và mới bị bãi bỏ theo sắc lệnh.


3. Hungary
Hungary [note 1](tiếng Hungary: Magyarország) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, România về phía đông và Ukraina về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như OECD, NATO, Liên minh châu Âu và Hiệp ước Schengen. Ngôn ngữ chính thức tại Hungary là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar – một ngôn ngữ thuộc nhóm Finn-Ugria có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Tiếng Hungary là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.


4. Cộng hòa Séc
Séc (tiếng Séc: Česko), tên chính thức là Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika, nghe (trợ giúp·chi tiết)), là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và là nước không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Praha, với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc hiện nay cũng là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Nhóm Visegrád.

Đa phần dân cư của Cộng hòa Séc là người Séc, chiếm tỉ lệ 95%. Bên cạnh đó, tại Séc còn có nhiều cộng đông dân tộc thiểu số khác như người Slovakia, người Đức, người Ba Lan, người Hungary, người Việt Nam. Sau khi Liên bang Tiệp Khắc tan rã, một bộ phận người Slovakia vẫn tiếp tục ở lại Cộng hòa Séc và trở thành nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất nước này, chiếm 3% dân số. Xếp tiếp sau đó là người Ba Lan. Ở Cộng hòa Séc có một số trường tiểu học và trung học cơ sở dạy tiếng Ba Lan. Trước kia, người Đức chiếm một tỉ lệ khá lớn trong dân số Séc nhưng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chính quyền Tiệp Khắc đã ra lệnh trục xuất khoảng 3 triệu người Đức ra khỏi lãnh thổ nước này. Ngày nay cộng đồng người Đức tại Séc chỉ còn lại rất ít và có nguy cơ bị đồng hóa do tiếng Đức không phải là một ngôn ngữ phổ biến tại đây.


5. Tây Ban Nha
Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: España [esˈpaɲa] (Speaker Icon.svg nghe)), gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía tây nam châu Âu. Phần đại lục của Tây Ban Nha giáp với Địa Trung Hải về phía đông và phía nam, giáp với vịnh Biscay cùng Pháp và Andorra về phía bắc và đông bắc; còn phía tây và tây bắc giáp với Bồ Đào Nha và Đại Tây Dương. Tây Ban Nha có biên giới với Maroc thông qua các lãnh thổ nhỏ của nước này trên lục địa châu Phi, khoảng 5% dân số Tây Ban Nha sống tại các lãnh thổ thuộc châu Phi của nước này, hầu hết là tại quần đảo Canaria. Tây Ban Nha có diện tích 505.990 km², là quốc gia rộng lớn nhất tại Nam Âu, và đứng thứ nhì tại Tây Âu và Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha là quốc gia đông dân thứ sáu tại châu Âu, và đứng thứ năm trong Liên minh châu Âu. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha là Madrid; các khu vực đô thị lớn khác gồm Barcelona, Valencia, Sevilla, Bilbao và Málaga.
Người Tây Ban Nha bản địa chiếm 88% tổng dân số Tây Ban Nha (2008). Sau khi tỷ suất sinh giảm sâu trong thập niên 1980 và tỷ lệ tăng trưởng dân số giảm, dân số Tây Ban Nha lại có chiều hướng gia tăng, ban đầu là do làn sóng hồi hương của những người Tây Ban Nha đã di cư sang các quốc gia châu Âu khác trong thập niên 1970, và gần đây là do lượng lớn người nhập cư. Người nhập cư tại Tây Ban Nha chủ yếu đến từ Mỹ Latinh, Bắc Phi, Đông Âu, và châu Phi hạ Sahara.[133]

Năm 2008, Tây Ban Nha cấp quyền công dân cho 84.170 người, hầu hết là người đến từ Ecuador, Colombia và Maroc.[134] Một tỷ lệ đáng kể cư dân ngoại quốc tại Tây Ban Nha đến từ các quốc gia Tây và Trung Âu khác, họ cư trú chủ yếu tại bờ biển Địa Trung Hải và quần đảo Baleares, nhiều người trong số đó chọn sống tại Tây Ban Nha để nghỉ hưu hoặc làm việc từ xa.


6. Luxembourg
Luxembourg là một nước theo dân chủ đại nghị và quân chủ lập hiến, được cai trị bởi một đại công tước và là đại công quốc duy nhất còn tồn tại trên thế giới. Đất nước có một nền kinh tế phát triển cao, với GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới (107.206 USD/người/năm). Luxembourg là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, NATO, Liên hợp quốc, Benelux và Liên minh Tây Âu, phản ánh xu thế chính trị của việc hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg, thủ đô và là thành phố lớn nhất, là nơi đóng của một vài cơ quan và đại diện của Liên minh châu Âu.

Luxembourg nằm giữa biên giới văn hóa của châu Âu gốc Rôman và châu Âu gốc German, vay mượn phong tục tập quán từ những truyền thống rất khác nhau. Luxembourg là một nước với ba thứ tiếng; tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Luxembourg là những ngôn ngữ chính thức. Mặc dù là một nước thế tục, phần đông người dân Luxembourg theo đạo Công giáo Rôma.


7. Estonia
Estonia (tiếng Estonia: Eesti, Tiếng Việt: E-xtô-ni-a, tên chính thức là Cộng hòa Estonia (tiếng Estonia: Eesti Vabariik) là một quốc gia ở khu vực Bắc Âu. Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Latvia về phía nam, giáp với vịnh Phần Lan về phía bắc và giáp với biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Estonia là 1.315.912 người, mật độ dân số khoảng 30 người/km².

Estonia cũng là một trong những nước có tốc độ đường truyền băng thông rộng nhanh nhất thế giới và giữ kỷ lục thế giới về số doanh nghiệp trên đầu người. Toàn bộ 1,3 triệu công dân của quốc gia này trả tiền đỗ xe qua điện thoại di động và có các hồ sơ sức khỏe được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây. 95% dân số nước này thực hiện việc kê khai hoàn thuế thu nhập hằng năm qua mạng và việc này chỉ mất khoảng năm phút. Việc đăng ký thành lập một doanh nghiệp cũng chỉ mất 5 phút thao tác qua dịch vụ chính phủ điện tử.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN