Top 5 thảm họa hàng hải đáng sợ nhất trên thế giới

0
2078
Vật Phẩm Phong Thủy

Những thảm họa hàng hải luôn ám ảnh những người sống sót cũng như những người đã và đang trải qua những thời khắc đáng sợ lúc ấy . Sau đây , topxephang sẽ điểm lại 5 vụ đắm tàu , tai nạn hàng hải nổi tiếng nhất.

1.Vụ đắm tàu RMS Titanic
Mốc thời gian trong thảm họa chìm tàu Titanic liệt kê các sự kiện xảy trong ngày Chủ nhật, 14 tháng 4 năm 1912, và những giờ đầu tiên của ngày hôm sau, thời gian mà con tàu Titanic ra đi, gây ra một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại.

Vào lúc chìm, Titanic đã đi được xấp xỉ hai phần ba quãng đường qua Đại Tây Dương tới New York, sau khi rời Queenstown, Ireland, vào 11 tháng 4.

Vào đêm tàu chìm, và 23:40 giờ, Titanic đã đâm phải một tảng băng trôi. Chỉ sau nửa đêm, di tản mới được tiến hành. Hai giờ rưỡi sau, Titanic cuối cùng cũng chìm. Chỉ tới 4 giờ sáng hôm sau, hoạt động cứu hộ mới được bắt đầu với sự xuất hiện của Carpathia.

Der Untergang der Titanic

2.Vụ đắm tàu Dalniy Vostok
Tàu đánh cá của Nga, Dal’nij Vostok ([ˈdɑlʲnʲɪj vɐsˈtok]; Russian, Дальний Восток; “The Far East”), bị chìm vào ngày 1 tháng 4 năm 2015 (2 tháng 4 theo giờ Việt Nam) trên Biển Okhotsk thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm nước biển tại đây bị đóng băng, với nhiệt độ ở mức 0 độ C và nước biển dâng cao. Địa điểm xảy ra vụ tai nạn nằm cách Krutogorovsky khoảng 330 km (183 nm) về phía tây.

Trên tàu có 132 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có 78 người Nga, 42 người Myanmar, 5 người Vanuatu, 3 người Latvia và 4 người Ukraine. Trong vụ đắm tàu, 56 người được xác nhận đã chết, 63 người đã được cứu sống và 13 người mất tích.. Các hoạt động tìm kiếm cứu nạn đã được triển khai nhằm cứu hộ những người còn sống.

Mặc dù nỗ lực tìm kiếm cứu nạn vẫn tiếp tục diễn ra vào ngày 3 tháng 3, nhưng các cơ quan thông tấn TASS thông báo đã tìm thấy 13 người mất tích trong phòng động cơ và rằng tất cả những người sống sót đã được cứu thoát.[6] Chính phủ Nga đã tuyên bố rằng gia đình của các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu sẽ được nhận 1 triệu rub từ các cơ quan nhà nước.

3.Vụ lật phà Sewol
Phà Sewol (Hangul: 세월, Hanja: 世越 / Thế Việt) của Hàn Quốc bị lật vào ngày 16 tháng 4 năm 2014. Phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến thành phố Jeju. Lúc 08:58 (KST), khi cách đảo Byungpoong khoảng 2,7 km thì chiếc phà này phát tín hiệu báo nguy. Nhiều hành khách đã được các tàu cá và tàu thương mại khác cứu sống trước khi tàu của Cảnh sát biển Hàn Quốc và Hải quân Hàn Quốc đến nơi. Hiện Chính phủ Hàn Quốc, Hải quân Hoa Kỳ, các nhóm dân sự và cá nhân đã nỗ lực thực hiện công tác cứu hộ. Vụ việc khiến hơn 304 người thiệt mạng 9 người mất tích, trở thành tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất Hàn Quốc.

Sáng 23/03/2017, một phần phà Sewol bị chìm cách đây 3 năm ở ngoài khơi tây nam Hàn Quốc đã được đưa nổi lên mặt nước,dự kiến sẽ hoàn thành trong 8 ngày. Chiến dịch trục vớt bị trì hoãn từ năm ngoái do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Trong nỗ lực lần này, các kỹ sư tìm cách đưa chiếc phà nặng 6.825 tấn từ độ sâu 40 m mà không phải cưa nó ra thành từng phần nhỏ. Việc này sẽ giúp tìm kiếm 9 thi thể được cho là vẫn còn mắc kẹt bên trong phà.


4.MV Wilhelm Gustloff
MV Wilhelm Gustloff là tên một con tàu du lịch hàng đầu của Đức trong thời gian 1937-1945, được đóng bởi xưởng đóng tàu Blohm & Voss.Nó được đặt bởi hãng Hamburg-South America Line. Nó bị chìm sau khi bị trúng ba quả ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm của Liên Xô S-13 vào ngày 30 tháng 1 năm 1945. Vụ chìm tàu này đã làm cho khoảng 9400 người thiệt mạng, được coi là sự mất mát lớn nhất trong suốt cả lịch sử đường thủy, tính theo thiệt hại xảy ra chỉ trong một cuộc giao chiến trên biển.

Con tàu được đặt theo tên của một lãnh đạo đảng Quốc xã Đức hoạt động tại Thụy Sĩ, và trước đó đã bị ám sát ở Davos bởi một người Do Thái tên là David Frankfurter. Nó được trưng dụng vào Hải quân Đức (Kriegsmarine) từ 01 Tháng 9 năm 1939, và làm nhiệm vụ một bệnh viện năm 1939 và 1940. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 11, năm 1940, nó đã bị tháo bỏ các thiết bị y tế và được sơn lại (từ màu tàu bệnh viện – màu trắng với một sọc màu xanh lá cây) sang màu xám (theo chuẩn tàu hải quân). Tàu Wilhelm Gustloff sau đó đã được chuyển sang làm một doanh trại nổi cho nhân viên hải quân tại cảng Baltic của Gdynia (tiếng Đức: Gotenhafen), gần Gdansk (tiếng Đức: Danzig) từ 1940 trở đi.

Chuyến đi cuối cùng của Tàu Wilhelm Gustloff là trong “chiến dịch Hannibal” tháng 1 năm 1945. Nó đã bị chìm trong khi tham gia vào việc di tản dân thường và viên chức khi đó đang bị Hồng quân tại Đông Phổ bao vây. Tàu Gustloff bị ba quả ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Liên Xô S-13 tại Biển Baltic vào đêm 30 tháng 1 năm 1945, bị đánh trúng và chìm trong vòng chưa đầy 45 phút. Ước tính khoảng 9.400 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu.[2][3] Nếu chính xác, đây sẽ là thiệt hại lớn nhất về người xảy ra tại một vụ tàu đắm, trong một trận chiến hàng hải được ghi lại.

Scherl Bilderdienst:
II. Weltkrieg 1939 – 1945, Überfall auf Polen am 1. September 1939.
Das KdF – Schiff “Wilhelm Gustloff” wird als Lazarettschiff eingesetzt, hier im Danziger Hafen im Herbst 1939.
12065 – 39

5.Vụ chìm tàu chở người nhập cư Lybia tháng 4 năm 2015
Vụ chìm tàu hai tàu chở hàng ngàn người nhập cư từ Libya sang châu Âu xảy ra trên Địa Trung Hải trong một tuần vào tháng 4 năm 2015. Cùng hơn 1.100 người được cho là đã chết. Vụ chìm đầu tiên diễn ra vào ngày 13 tháng 4 và thứ hai xảy ra vào ngày 19 tháng 4. Khu vực gặp nạn cách bờ biển Libya khoảng 27 km, cách đảo Lampedusa của Italia khoảng 210 km. 23 tàu và 3 trực thăng tham gia vào cuộc tìm kiếm. Tàu của hải quân và tuần duyên Italia, cùng các tàu hàng trong khu vực và một tàu tuần tra của Malta đã tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu hộ[1].

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN