Top 5 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Cao Bằng

0
2587
Vật Phẩm Phong Thủy

Đi lể chùa đầu năm là một trong những tập quán vô cùng tích cực trong phong tục người Việt có thể rước lộc cũng như một phần thể hiện tấm lòng của mỗi người trước đạo Phật . Để dễ dàng hơn trong việc thăm viếng đầu năm , topxephang xin giới thiệu đến bạn đọc 5 ngôi chùa nổi tiếng và tâm linh nhất tại Cao Bằng .

1.Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc
Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc, chùa được xây dựng trên diện tích 3ha, tựa vào núi Phia Nhằm, hướng chính nhìn ra toàn cảnh thác Bản Giốc.
Chùa được thiết kế mang dáng dấp kiến trúc chùa Việt truyền thống, bao gồm các hạng mục: Tam quan, lầu chuông, lầu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao…


2.Chùa Đà Quận
Chùa Đà Quận tọa lạc tại xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng. Xưa là thôn Đà Quận (mang tên Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn – danh tướng nhà Mạc, xã Xuân Lĩnh, châu Thạch Lâm, đối diện với chùa Viên Minh (chùa sáng lập từ thời nhà Mạc).

Chùa Đà Quận được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, thời vua Càn Thống (Mạc Kính Cung) để thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn. Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng một tấn.

Hai quả chuông treo ở hai bên lầu gác đền thờ Hồng Liên công chúa. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc, một di tích xứng đáng được gìn giữ và lưu truyền. Hàng năm nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội chùa Đà Quận vào mùng 9 tháng Giêng.


3.Chùa Phố Cũ
Chùa Phố Cũ – Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm ở tổ 1, phố Cũ, phường Hợp Giang (Thành phố), là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Cao Bằng. Ngoài giá trị kiến trúc, nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn có giá trị lịch sử cách mạng to lớn.

Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.

Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.

Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.

4.Chùa Sùng Phúc  
Nằm trên một cánh đồng bản Huyền Ru thuộc địa phận xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, chùa Sùng Phúc là một ngôi cổ tự, được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông (1278 – 1293). Nguyên ban đầu chùa được dựng trên núi Pò Kiền và có tên là Trùng Khánh, đến thời Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) chùa mới được dời đến vị trí hiện nay. Tương truyền vào năm Vĩnh Tộ 1 thời vua Lê Thần Tông (1619), một quả chuông lớn của chùa bị rơi xuống đầm nước phía dưới chùa nên từ đó về sau đầm này được gọi là đầm “chuông”.

Năm Cảnh Hưng 43, chùa được trùng tu và đổi tên thành Sùng Phúc tự. Tại đây, ngoài việc thờ Quan Âm bồ tát còn phối thờ Thiên Vương đại thần tức Hoàng Nghệ ở châu Tư Lang (Hạ Lang), người đã tham gia chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, bảo vệ ba tổng Lệnh Cầm, Vĩnh Thọ, Phong Đằng; Thành hoàng Nguyễn Thành Vương (tức Nguyễn Đình Bá, quê thôn Bình Dân, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, là tri châu Tư Lang, sau làm Đốc đống ở Cao Bằng; vi đồ Nguyễn thị Duệ (vi: hàn vi; đồ: thầy dạy học), người đã cải nam trang đi học và đổ tiến sĩ năm 20 tuổi thời Mạc Kính Cung, sau này khi dẹp yên nhà Mạc, vua Lê Thần Tông đã trọng dụng đón về Thăng Long năm Tân Mùi (1631).


Hàng năm chùa mở hội Tam Tổng vào các ngày 14, 15, 16 tháng Giêng thu hút khá đông khách thập phương đến trẩy hội. Ngoài phần lễ gồm rước kiệu Quan Âm bồ tát, kiệu Thành hoàng, còn có phần hội gồm múa lân, múa rồng, tung còn, các môn thể thao… tạo nên một bầu khí lễ hội đông vui.

5.Chùa Thạch Sanh
Thắng cảnh Thạch Động nằm tại xã biên giới Mỹ Đức (Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) là một hang động huyền bí và là nơi phát tích truyện cổ tích Thạch Sanh nổi tiếng của người Việt.

Đứng ở lưng chừng núi, đến tận vòm hang, phóng tầm mắt nhìn sang đất Campuchia với các phum sóc (xóm làng của vùng đồng bào dân tộc Khmer) ẩn hiện dưới chân đồi. Khách tham quan có thể nhìn toàn cảnh thị xã Hà Tiên thơ mộng thu nhỏ trong tầm mắt và xa xa là vịnh Thái Lan nhấp nhô những hòn đảo, cùng các ghe thuyền chấm phá trên màu xanh của biển nước.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN