Là một trong những SVD lớn nhất thế giới , sự vắng mặt của Nou Camp khiến cộng động game thủ tiếc nuối nhất trong số những SVD không có trong FF 18.
1. Nou Camp – Barcelona
Camp Nou (thường được phát âm theo tiếng Anh là Nou Camp) là sân vận động tọa lạc tại thành phố Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona từ năm 1957. Cái tên này có nghĩa là “Sân mới của CLB bóng đá Barcelona”.
Camp Nou có sức chứa 99.786 chỗ ngồi,[4] và được giảm xuống còn 96.336 chỗ theo tiêu chuẩn các trận đấu của UEFA, khiến cho nó là sân vận động lớn nhất châu Âu và lớn thứ 4 trên thế giới. Sân vận động đã tổ chức nhiều trận đấu cũng như các sự kiện quốc tế quan trọng, bao gồm hai trận chung kết UEFA Champions League và các trận đấu thuộc bộ môn bóng đá tại Thế vận hội mùa hè năm 1992. Nổi tiếng với kiến trúc và kích thước khổng lồ của mình, Camp Nou là một trong những điểm du lịch được tham quan nhiều nhất ở thành phố Barcelona. Mới chỉ có gần 50 năm lịch sử, nhưng đây đã là một trong những thánh đường nổi tiếng nhất của bóng đá châu Âu.
Nou Camp
Đội bóng sở hữu: Barcelona
Sức chứa: 99,354 chỗ
2.Celtic Park – Celtic
Celtic được thành lập vào tháng 11 năm 1887 và Celtic Park đầu tiên đã được khai trương tại khu vực Parkhead vào năm 1888. Câu lạc bộ chuyển đến một địa điểm khác vào năm 1892, tuy nhiên, khi mức phí thuê tăng lên rất nhiều.
Celtic Park
Đội bóng sở hữu: Celtic
Sức chứa: 60,832 chỗ
3.Ibrox – Rangers
Ibrox Stadium (Scotland), sân nhà của CLB Rangers – sức chứa: 51.082 chỗ ngồi.
4.Millenium – Xứ Wales
Sân vận động Thiên niên kỷ (tiếng Wales: Stadiwm y Mileniwm) là sân vận động quốc gia của Wales, nằm tại Cardiff. Đây là sân nhà của đội tuyển bóng bầu dục quốc gia Wales và của Đội tuyển bóng đá quốc gia Wales. Ban đầu sân được xây để tổ chức Rugby World Cup 1999 , sau này nơi đâu dùng để tổ chức rất nhiều sự kiện lớn, như buổi hòa nhạc Tsunami Relief, Super Special Stage thuộc Wales Rally Great Britain, Speedway Grand Prix of Great Britain và các buổi diễn ca nhạc khác.
Sân Thiên niên kỷ được sở hữu bởi Millennium Stadium plc công ty con của Liên đoàn bầu dục Wales (WRU).[5] Sân được thiết kế chính bởi Bligh Lobb Sports Architecture. WS Atkins xây dựng, và được đấu thầu bởi Laing. Chi phí xây dựng sân rơi vào £121 triệu.
Sân mở cửa vào tháng 6 năm 1999[4] sự kiện chính đầu tiên là trận giao hữu bóng bầu dục ngày 26 tháng 6 năm 1999, khi Wales đánh bại Nam Phi 29–19 trước sự chứng kiến của 29,000 khán giải. Với tổng cộng 74,500 chỗ ngồi, đây là sân lớn thứ ba trong Six Nations Championship sau Stade de France và Twickenham. Đây cũng là sân vận động có mái che di động lớn thứ 2 thể giới là sân vận động thứ hai ở châu Âu có điều này. Sân được xếp hạng Loại 4 bởi UEFA, đây là nơi diễn ra trận chung kết UEFA Champions League 2017.
5. Estadio Dragao – Porto
Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Bồ Đào Nha Manuel Salgado, sân vận động này được xây dựng để thay thế cho sân của đội Porto, Estádio das Antas , và được khánh thành vào ngày 16 tháng 11 năm 2003 với một trận giao hữu với Barcelona , với 52.000 khán giả. Một sân vận động loại 4 UEFA , tổ chức các trận đấu của UEFA Euro 2004 , bao gồm mở màn, và đã tổ chức nhiều cuộc thi câu lạc bộ quốc tế khác và các trận đấu đội tuyển quốc gia. Đây cũng là nơi tổ chức concert cho các nghệ sỹ âm nhạc quốc tế, như Coldplay , Muse và The Rolling Stones .