Top 10 loài nhái (đặc hữu) chỉ sinh sống ở Việt Nam

0
3440
Vật Phẩm Phong Thủy

Mỗi quốc gia có hệ thống động vật cũng như những môi trường phù hợp cho sự phát triển cũng như sinh sống với các loài động vật và từ đó xuất hiện những loài động vật đặc hữu hay còn gọi là những động vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một nơi . Và sau đây là những loài nhái chỉ sinh sống tự nhiên tại nước ta.

1.Nhái bầu chân đỏ
Nhái bầu chân đỏ (danh pháp: Microhyla erythropoda) là một loài ếch trong họ Nhái bầu. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Các môi trường sống tự nhiên của chúng là đầm nước, đầm nước ngọt, và đầm nước ngọt có nước theo mùa.

 

2.Nhái bầu ngón tay cái nhỏ
Nhái bầu ngón tay cái nhỏ hay nhái bầu thiếu ngón cái (Microhyla nanapollexa) là một loài ếch trong họ Nhái bầu. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. Tình trạng bảo tồn của loài hiện chưa đủ thông tin.

3.Nhái bầu vẽ
Nhái bầu vẽ (danh pháp: Microhyla picta) là một loài ếch trong họ Nhái bầu. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Các môi trường sống tự nhiên của chúng là đầm nước, đầm nước ngọt, và đầm nước ngọt có nước theo mùa.


4.Nhái cây Bà Nà
Nhái cây Bà Nà (danh pháp: Kurixalus banaensis) là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.


5.Nhái cây chân mảnh sa pa
Nhái cây chân mảnh sa pa (danh pháp hai phần: Gracixalus sapaensis) là một ếch cây mới cho khoa học, được các nhà khoa học đến từ Đại học Kyoto, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phát hiện thấy lần đầu tiên tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, công bố trên tạp chí Alytes tập 33 ngày 17/3/2017.


6.Nhái cây đế
Nhái cây đế (danh pháp: Philautus gryllus) là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Các môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao. Loài này có khả năng bị đe dọa do mất môi trường sống.


7.Nhái cây đốm ẩn
Nhái cây đốm ẩn (danh pháp: Philautus abditus) là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang có khả năng bị đe dọa do mất môi trường sống.


8.Nhái cây Quang
Nhái cây quang (tên khoa học: Gracixalus quangi) là một loài ếch thuộc họ Rhacophoridae đặc hữu của Việt Nam.

Loài nhái cây này được đặt theo tên Giáo sư Hoàng Xuân Quang, nhà nghiên cứu bò sát ếch nhái (Trường Đại học Vinh). Chúng được ghi nhận tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) và Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa).

Nhái cây quang có nhiều đặc điểm tương đồng và cùng nhánh tiến hóa với các loài Gracixalus gracilipes, Gracixalus supercornutus và Gracixalus quyeti. Tuy nhiên, nhái cây quang được phân biệt với các loài ếch cây khác ở kích thước nhỏ (con đực có kích thước cơ thể nhỏ hơn 25 mm), da màu xanh nhạt, phía sau chi trước và phía trước của đùi, bẹn chi sau có màu vàng đục, có các đốm đen hai bên sườn, bùng và đùi; mõm nhọn hình tam giác, xương chày lộ rõ. Đặc biệt, loài nhái này có tiếng kêu rất giống tiếng chim hót, chúng cũng có tiếng kêu gọi bạn tình đa dạng chứ không lặp đi lặp lại như các con đực của các loài ếch thường thấy.


9.Nhái cây Quyết
Nhái cây Quyết (danh pháp khoa học: Gracixalus quyeti) là loài ếch nhái phân bố ở Việt Nam, được miêu tả năm 2008 và đặt theo tên của người thu được mẫu chuẩn là Lê Khắc Quyết thuộc tổ chức Hệ Động Thực vật Quốc tế (Fauna and Flora International, FFI). Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

10.Nhái cây Trường Sơn
Nhái cây Trường Sơn (danh pháp: Philautus truongsonensis) là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao từ 300 đến 1.300m ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Đà Nẵng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN