Top 6 bộ phim chủ đề về thời trang hay nhất mà bạn nên xem

0
1548
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim chủ đề về thời trang hay nhất mà bạn nên xem

1 The Devil Wears Prada (2006)

Andrea “Andy” Sachs (Anne Hathaway) là một nhà báo trẻ và nhiệt huyết vừa tốt nghiệp từ trường Đại học Northwestern. Cho dù luôn đùa cợt trước sự nông cạn của nền công nghiệp thời trang, cô lại nhận được một công việc mà “hàng triệu cô gái phải khao khát” – trở thành trợ lý cá nhân cho Miranda Priestly (Meryl Streep), một nữ tổng biên tập viên khó tính và lạnh lùng tại một tòa soạn cho tạp chí thời trang danh tiếng mang tên Runway. Andy dự định phải chịu đựng với cách đối đãi có phần bẽ mặt và kỳ lạ của Miranda trong vòng một năm tới, mong rằng cô sẽ nhận được việc của một nhà báo hay của một cây viết lách ở một nơi khác trong một thời gian ngắn.

Lúc đầu, Andy bỡ ngỡ với công việc mới và không thể hòa nhập được cùng với những cô cộng sự nhiều chuyện và hiểu biết về lĩnh vực thời trang tại đó, đặc biệt là cô trợ lý chính thức của Miranda, Emily Charlton (Emily Blunt). Dù vậy, cùng với sự giúp đỡ của Nigel (Stanley Tucci), chủ nhiệm nghệ thuật chính của tòa soạn, khi ông nhiều lần khuyên giải và cho cô mượn những bộ cánh đắt tiền của ông, cô cũng hiểu được trách nhiệm và bắt đầu ăn mặc một cách hợp thời hơn, nhằm chứng tỏ quyết tâm gắn bó với công việc. Cô cũng gặp một gã nhà văn quyến rũ tên là Christian Thompson (Simon Baker), người đưa ra đề nghị được giúp đỡ cô trong công việc. Khi cô dành nhiều thời gian cho công việc hơn, cô lại càng có ít thời gian gặp gỡ và gặp nhiều rắc rối với những người bạn từ thời đại học của mình cùng anh chàng bạn trai Nate (Adrian Grenier), một đầu bếp đang làm việc cật lực trên nấc thang sự nghiệp của mình.

Miranda sau đó bị Andy làm cho thuyết phục, sau nhiều lần hoàn thành xuất sắc công việc được giao và sự thay đổi về tác phong làm việc. Một ngày nọ, Miranda ngỏ lời mời cô đi thay mặt Emily, cùng bà đến Paris để tham dự tuần lễ thời trang quan trọng tại đó. Andy ban đầu một mực từ chối phải tước đi ước vọng bấy lâu của Emily, nhưng cô bị Miranda ép phải nhận lời vì tương lai công việc. Trong khi Andy đang cố gắng nói với Emily về chuyện này, cô gặp phải một tai nạn giao thông nhỏ, khiến Andy buộc phải nói thật với cô trong bệnh viện. Andy sau đó cũng chia tay với bạn trai, sau khi anh biết được việc đi Paris của cô và cho rằng cô đã đánh mất con người trước đây mà anh từng có tình cảm.

2 The First Monday in May (năm 2016)

Tiếp theo sự ra đời của triển lãm thời trang có nhiều tham dự nhất của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, “Trung Quốc: Qua kính Nhìn”, nhà phê bình Viện trang phục Andrew Bolton đã khám phá những bộ trang phục phương Tây của Trung Quốc.

3 Funny Face (1957)

Jo Stockton (Audrey Hepburn) – một cô gái bán sách muốn đến Paris để gặp giáo sư Emil Flostre (Michel Auclair) nổi tiếng, và cách duy nhất là nhận lời làm người mẫu cho tạp chí thời trang phụ nữ qua lời tiến cử của nhiếp ảnh gia Dick Avery (Fred Astaire). Và tại Paris, giữa họ đã nảy sinh một tình yêu.
.
4 The September Issue (2009)

‘The September Issue’ là bộ phim tài liệu của Mỹ năm 2009, do R.J. Cutler đạo diễn và được công chiếu giới hạn tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2009. Phim kể về Anna Wintour – tổng biên tập của tạp chí thời trang danh tiếng thế giới Vogue Mỹ – được thể hiện thông qua quá trình thực hiện ấn phẩm tháng 9 năm 2007. Phim có sự xuất hiện của hàng loạt nhà thiết kế, người mẫu, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của làng thời trang như Oscar de la Renta, John Galliano, Vera Wang, Coco Rocha, Chanel Iman, Patrick Demarchelier, Craig McDean,… The September Issue nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Thành công của bộ phim đã biến ấn phẩm số tháng 9 năm 2007 dày tới 820 trang của Vogue Mỹ trở thành một trong những số tạp chí được tìm kiếm nhiều nhất và được bán với giá dao động từ 80 đến 115 USD.

5 Dior and I (2014)

Được đặt chân đến một buổi trình diễn thời trang Haute Couture là niềm mơ ước đối với tất cả các tín đồ yêu thích thời trang trên toàn thế giới, bởi đây là “thánh địa” của những sáng tạo nghệ thuật không biên giới bước ra từ những trang giấy của các NTK tài ba. Để hoàn thành một BST Haute Couture phải mất thời gian thực hiện trong bao lâu? Các công đoạn để làm ra những bộ trang phục cao cấp sang trọng, tinh xảo đến từng chi tiết ấy như thế nào? Dior and I của đạo diễn Frederic Tcheng là một bộ phim tài liệu đặc sắc, hé lộ hậu trường bí ẩn của thời trang Haute Couture Paris một cách chân thực nhất. Bộ phim đưa khán giả theo chân NTK người Bỉ Raf Simons – lần đầu tiên được mời làm giám đốc sáng tạo cho hãng thời trang danh tiếng Christian Dior – trong khoảng thời gian ngắn ngủi 8 tuần lễ để thực hiện BST thời trang cao cấp Thu-Đông 2012 và làm hồi sinh biểu tượng lẫy lừng New Look của Dior (1947).

6 Clueless (1995)

Danh sách những bộ phim thời trang hay nhất sẽ không hoàn thiện nếu thiếu Clueless. Mang đậm hơi thở cổ điển của thập niên 90, bộ phim kể về Cher (Alicia Silverstone thủ vai) – một cô gái giàu có, xinh đẹp, nổi tiếng và có gu ăn mặc cực kỳ sành điệu. Khi một cô gái tên Tai (Brittany Murphy thủ vai) chuyển đến trường của Cher, Cher và Dion (Stacey Dash thủ vai) đã giúp Tai thay đổi ngoại hình và tìm một người bạn trai cho Tai. Cher sớm nhận ra rằng cô ấy cũng muốn có một người bạn trai nhưng chẳng ai thích hợp cả. Sau khi trải qua một cuộc cải cách về tâm lý, Cher hiểu rằng có nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời hơn quần áo và sự nổi tiếng. Có thể nói, yếu tố hấp dẫn nhất của bộ phim chính là phần thời trang. Để làm được điều đó, NTK phục trang Mona May cùng ê-kíp đã phải đến những buổi trình diễn thời trang ở châu Âu để mua trang phục, đem về kết hợp với những món đồ được thiết kế riêng cho phim, đảm bảo nhân vật Cher và Dion luôn xuất hiện với vẻ ngoài hoàn hảo nhất.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN