Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thất bại nhưng chủ yếu là do sự non nớt, thiếu tự tin và chưa từng trải nghiệm của bạn. Dưới đây mình sẽ giới thiệu cho bạn 8 bí quyết để xin việc cực kỳ hiệu quả.
1. Lựa chọn đúng thời điểm
Nhiều người thường có tư tưởng mới ra trường đã lo thất nghiệp nên vội vã tìm kiếm và nộp đại hồ sơ vào một vị trí nào đó họ không mấy hứng thú hoặc chẳng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Việc đó không những sẽ khiến bạn có nguy cơ bị từ chối rất cao mà còn làm giảm sự tự tin vốn có của bạn. Việc bạn nộp hồ sơ cho một công ty mà không thể hiện rõ mục tiêu công việc cũng không ngoại lệ, khả năng bạn bị gạt ra khỏi danh sách là chắc chắn sẽ có rồi. Sai sót mà các bạn thường hay mắc phải là sử dụng địa chỉ người liên hệ quá sớm khi chưa biết chắc chắn họ có thể giúp đỡ mình không.
2. Dành thời gian để suy nghĩ
Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân và suy nghĩ về công việc bạn thực sự đang muốn làm. Bạn nên suy nghĩ và cân nhắc những điều sau đây:
Bạn đang tìm kiếm điều gì?
Công việc nào hợp với bản thân bạn?
Kỹ năng nổi trội của bạn là gì?
Công ty nào bạn cảm thấy hấp dẫn nhất, vì sao?
Đừng vội vàng đưa ra quyết định cho đến khi bạn có câu trả lời và điều quan trọng là bạn hãy bình tĩnh dành thời gian để kiểm tra mức độ tự tin và thế mạnh của bản thân bạn nhé.
3. Thu thập “chứng cứ”
Trước khi bạn làm CV để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn nào đó, hãy liệt kê những gì bạn làm được trước đó mà không cần chỉnh sửa, không cần lọc lại những gì đã viết. Bạn hãy kể ra những công việc bạn đã từng làm có liên quan đến công việc sắp ứng tuyển bao gồm làm việc tạm thời, làm việc không lương hoặc làm việc thời vụ… Những kỹ năng bạn được học và thực hành đã khiến bạn rút ra kinh nghiệm gì? Điều gì được xem như thành tựu của bạn? Cố gắng chắt lọc những điều cần thiết nhất nhưng phải đầy đủ trước khi quyết định chọn làm nội dung trong CV của mình.
4. Khảo sát chất lượng CV
Thay vì việc bạn rải CV của mình đi khắp nơi, bạn nên chia sẻ với mọi người về ý tưởng công việc và chăm chỉ thu thập thông tin hơn. Bởi việc gửi đi một CV sơ sài rất có thể làm mất cơ hội làm việc của bạn. Có thể bạn đã hài lòng với CV của mình nhưng cũng rất cần thiết để những người có kinh nghiệm tuyển dụng xem xét. Bạn chỉ cần xin họ cho một lời nhận xét tổng hợp hơn là đưa ra một ý kiến cụ thể. Bạn có thể hỏi: “Anh có thể cho em biết về CV này của mình, em có thể làm gì tiếp theo?’’. Nếu câu trả lời của họ là “ngắn gọn, có ý nghĩa” thì chắc chắn CV của bạn đã đạt yêu cầu rồi đó.
5. Ghi nhận đánh giá từ buổi phỏng vấn “thử”
Nhiều ứng viên bỏ lỡ cuộc phỏng vấn chỉ vì sự tập luyện của bản thân. Cơ hội để lọt top phỏng vấn cũng không dễ chút nào nên bạn đừng lãng phí cơ hội đó vào những lỗi rất cơ bản. Hãy tìm người có kinh nghiệm phỏng vấn để đưa ra những lời nhận xét chính xác nhất về ấn tượng đầu tiên, về kinh nghiệm, tính cách và cách xử lý tình huống với những câu hỏi mẹo được đề ra. Cố gắng luyện tập ngắn gọn và tự tin trả lời những câu hỏi còn thiếu trong CV của bạn. Không để mất điểm bởi những câu hỏi xoay quanh công việc, chẳng hạn như: “Cho tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?’’.
6. Liệt kê và tìm kiếm các công ty/tổ chức mục tiêu
Bạn đang cố gắng thay đổi công việc và muốn trở thành một ứng viên thật xuất sắc, vậy thì đừng quên tìm hiểu thông tin kỹ càng về thông tin, ngành nghề công ty mà bạn quan tâm, hơn nữa bạn nên có phần hiểu biết với các đối thủ cạnh tranh lớn. Một cách thông minh đó là bạn có thể xác định các nhà tuyển dụng ở địa phương của mình. Tạo một danh sách gồm nhiều những công ty mục tiêu mà bạn đang theo đuổi và dành thời gian để tìm hiểu chúng hàng ngày, hàng tuần. Cố gắng tiếp cận sâu hơn bằng những mối quan hệ và hãy duy trì thường xuyên để có thể trở thành một ứng viên đầy tiềm năng bạn nhé.
7. Sử dụng phương pháp tiếp cận đa nguồn
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với các công ty không đăng tin tuyển dụng. Tạo dựng mối quan hệ với những công ty tuyển dụng một cách phù hợp bằng cách nói chuyện với những người thuộc nhiều vị trí và ngành nghề. Đừng lãng phí thời gian cả ngày để ngồi trước máy tính cũng giống như bạn không nên gặp gỡ ai đó quá nhiều. Mỗi tuần một lần, bạn hãy diện đồ thật đẹp và gặp gỡ người có thể giúp bạn luyện tập cách giới thiệu về bản thân, cùng nhau chia sẻ những điều bạn đang tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và được người khác nhớ đến mình đấy.
Bạn hãy sử dụng phương pháp tiếp cận đa nguồn
8. Nghiên cứu trước khi tìm việc
Nếu bạn cảm thấy không đủ khả năng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn không cần cố gắng. Hãy luyện tập thật kỹ lưỡng ít nhất là 2 giờ đồng hồ để nghiên cứu trước khi thực hiện. Khi được chọn mời phỏng vấn rồi, bạn cần tìm hiểu tỉ mỉ hơn. Chỉ dựa vào các thông tin trên website công ty vẫn chưa đủ. Bạn hãy cố gắng nói chuyện với những người biết được mục tiêu phát triển, hướng đi mới của công ty, kiểu nhân viên nào họ đang cần tìm kiếm. Nếu muốn tìm sự đổi mới trong công việc, bạn hãy tìm người đã từng kinh nghiệm để học hỏi và tránh dẫm vào vết xe đổ của những người đi trước.