Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành lịch sử Trung Quốc hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành lịch sử Trung Quốc hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua
1 Sử Ký Tư Mã Thiên
Sử ký là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Bộ sử ký lưu giữ, chỉnh lí lại các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế vốn có trước sử cho tới giữa thời Tây Hán.
Ấn bản này với hình thức mới mẻ, toàn diện, góc nhìn mới, đa tầng, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nguyên tác. Cuốn sách còn có phần phụ như giải thích, dịch nghĩa bằng câu từ tinh tế giúp bạn đọc thưởng thức trọn vẹn nội dung tác phẩm.
2 Lý Thuyết Quân Sự Trung Hoa Xưa Và Nay
Trong lịch sử, văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lên nước ta là điều không ai có thể phủ nhận. Có thể nói, các mô hình xã hội, chính trị, văn hóa, thi cử, quan trường… kể cả văn tự trong mấy ngàn năm ông cha ta đều ít nhiều vay mượn của họ. Thế nhưng, trong những khu vực mà chúng ta tiếp cận lại có một bộ môn hầu như khá mơ hồ, sự hiểu biết có giới hạn. Đó là phát triển quân sự – đặc biệt là những suy nghĩ triết học của người Trung Hoa về chiến tranh như thế nào? Chúng ta có thể tìm hiểu cách tổ chức quân đội hay bố phòng nhưng rất khó nắm bắt được những động lực vận hành bộ máy ở đằng sau.
Một sự thực khá hiển nhiên, Trung Hoa là quốc gia gây hấn với lân bang nhiều nhất nhưng luôn luôn tìm cách giải thích cho những lần động binh, coi như việc chẳng đặng đừng chỉ cốt để vươn dài chính nghĩa chứ không phải vì lợi lộc. Cho nên, học thuật quân sự của họ cũng có hai phần, một phần hình nhi thượng có tính triết học biện minh cho chiến tranh, một phần hình nhi hạ bao gồm những công tác để hiện thực hóa chiến tranh đó. Chúng ta ít nhiều biết mưu lược, thủ đoạn của họ qua Tam Quốc chí, Thủy hử, Đông Chu liệt quốc…, nhưng không biết đến một cách lớp lang, chưa kể nhiều khi có những ấn tượng rất sai lạc trên thực tế.
Không hiếm người cho rằng ra trận chỉ cần một viên tướng khỏe, giỏi võ nghệ phi ngựa ra thách đấu, thắng bại tùy thuộc vào cá nhân chứ không vào tập thể. Cũng có người lại quan tâm đến trận đồ, phù phép và hành quân không khác gì một bàn cờ mà hai bên phải tôn trọng những quy luật đã được định sẵn. Những giới hạn đó không phải không có nguyên nhân. Trước hết nước ta cũng như Trung Hoa có tinh thần trọng văn, khinh võ. Trong xã hội, quan võ luôn luôn bị coi thấp hơn quan văn và nỗi rẻ rúng đó bắt nguồn từ việc võ quan bị đồng hóa với người ít học, vai u thịt bắp. Những võ quan cũng chỉ được tuyển mộ qua cưỡi ngựa bắn cung, xách tạ, lăn khiên… mà không được học tập một cách bài bản các kỹ thuật và kiến thức bài binh bố trận.
Thứ hai, binh thư vốn là sách cấm, những ai tàng trữ trong nhà hay lén đọc nếu phát giác có thể bị khép vào tội âm mưu phản loạn. Kiến thức quân sự vì thế hầu như chỉ thu lượm qua những bộ tiểu thuyết chương hồi không cung cấp cho con người một sở học đúng đắn. Đến khi hữu sự, việc chỉ huy lại giao cho một nguyên soái gốc là quan văn, quen với thơ phú hơn binh bị.
Trong tài liệu nước ta, sách vở do người mình trước tác về quân sự hầu như rất ít. Chỉ đến gần đây, chúng ta mới biết đến Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn và Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ mà thực chất cũng chỉ là những loại sổ tay (manual) bao gồm một số kiến thức cơ bản dành cho võ quan, dạy cách thức hành quân cấp nhỏ chứ không phải bàn về chiến lược quốc gia.
Ngược lại, Trung Hoa đã hình thành những tác phẩm quân sự từ lâu, nhiều công trình nghiên cứu quy mô đã xuất hiện từ cổ đại nhưng đến nay vẫn còn giá trị. Những tác phẩm đó không những bàn về chiến thuật, chiến lược mà còn hình thành một triết học quân sự gắn liền với văn hóa Trung Hoa, là những đóng góp đáng kể cho văn minh nhân loại.
Để tìm hiểu cũng như đánh giá động thái của một quốc gia to lớn ngay sát bên cạnh chúng ta, chúng tôi xin giới thiệu công trình của một học giả Đài Loan, hiện đang sống ở Canada. Đó là bản dịch cuốn Chinese
Military Theory: Ancient and Modern (Lý thuyết quân sự Trung Hoa xưa và nay) của TS. Chen-Ya Tien (田震亞: Điền Chấn Á) do Nhà xuất bản Mosaic Press, chi nhánh ở Oakville, Ontario, Canada ấn hành năm 1992.
Thực tế, khoa học quân sự của Trung Hoa có một quy mô rất đồ sộ không thể chỉ qua vài trăm trang giấy mà biết hết được. Tuy nhiên, cuốn Chinese Military Theory: Ancient and Modern đã tóm tắt và cô đọng được hầu hết những gì chúng ta cần biết, vừa như một tổng kết về lãnh vực này, vừa giúp chúng ta những bước đầu tiên cho những ai muốn đi sâu hơn.
Bản dịch này trước đây đã được Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2004. Trong kỳ tái bản này, chúng tôi có bổ túc thêm nhiều chi tiết chưa đầy đủ như Sách dẫn (Index), Từ khố (Glossary) và Thư mục tham khảo của chính tác giả. Một số chữ dùng cũng được chỉnh lại theo lối gọi chính thức hiện nay. Quốc hiệu của Trung Hoa thay đổi theo từng thời kỳ nhưng để cho giản tiện, thời kỳ trước năm 1949 chúng tôi dịch là Trung Hoa, sau năm 1949, khi Mao Trạch Đông làm chủ Hoa lục, tên chính thức của họ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi dịch gọn lại là Trung Quốc.
Lần tái bản này sẽ không thực hiện được nếu không có sự nỗ lực của TS. Trần Đức Anh Sơn và Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Người dịch chân thành cám ơn những người bạn đã dành công sức để một lần nữa giới thiệu với độc giả tác phẩm này.
3 Tương Lai Trung Quốc
Đây là cuốn sách tương đối ngắn về một chủ đề lớn: tương lai Trung Quốc. Là một trong những bất ổn toàn cầu chính trong những thập niên tới, phát triển của Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hậu quả – cả tốt và xấu – đối với toàn thế giới. Phát triển tương lai của Trung Quốc cũng sẽ là bài kiểm tra của các cuộc tranh luận triền miên giữa các nhà khoa học xã hội về vấn đề liệu dân chủ hóa chính trị có cần đi cùng hiện đại hóa kinh tế. Cho đến nay, chưa từng có trường hợp một nước phát triển kinh tế hiện đại mà không đồng thời dân chủ hóa. Kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) là dân chủ không chỉ là kết quả của hiện đại hóa – nó cũng là nhân tố hỗ trợ cần thiết của quá trình này. Tối thiểu, chúng là những quá trình cộng sinh.
Chính quyền chuyên chế Trung Quốc công khai và thẳng thừng bác bỏ mối quan hệ này, tuy nhiên cho đến nay nó đã thành công trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Nhưng hiện nay Trung Quốc đã đạt đến một mức phát triển khác về chất – chuyển đổi từ một nền kinh tế mới công nghiệp hóa sang một nền kinh tế hoàn toàn “trưởng thành” – ở đó kinh nghiệm của tất cả các nền kinh tế mới công nghiệp hóa thành công khác cho thấy cần có một hệ thống chính trị cởi mở và dân chủ hơn để đạt được chuyển đổi kinh tế. Các nước không dân chủ hóa đến một mức độ nào đó sẽ không hiện đại hóa thành công. Cho đến nay Trung Quốc vẫn ngoan cố chống lại xu hướng chung này, nhưng liệu nó có thể tiếp tục làm vậy bằng cách duy trì hệ thống chính trị chuyên chế của nó? Nếu thế, hoặc không như thế, hậu quả đối với tương lai Trung Quốc là gì? Nó có thành công thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và thực hiện các cải cách để “tái cân bằng” nền kinh tế và chuyển lên chuỗi giá trị – hay hệ thống chính trị chuyên chế của nó sẽ ngăn nó làm điều đó? Thời gian sẽ trả lời.
4 Can Chi Thông Luận
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1: Quan hệ sinh khắc ngũ hành âm dương và thiên can địa chi
Chương 2: Bảng nạp âm 60 giáp tý và cách lấy can chi theo tháng ngày giờ
Bảng nạp âm 60 giáp tý
Tháng và các tiết khí trong tháng
Phương pháp sắp xếp tứ trụ tám chữ
Cách lấy can chi tháng theo năm
Cách lấy can chi giờ theo can ngày
5 Tập Bản Đồ Hàng Hải 1841 Ở Thư Viện Đại Học Yale
Nhà nghiên cứu PHẠM HOÀNG QUÂN
Sinh năm 1966 tại Tiền Giang.
Chuyên ngành: Cổ sử Trung Quốc – Việt Nam.
Ông có nhiều bài nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, tiêu biểu như: Những ghi chép liên quan đến Biển Đông Việt Nam trong chính sử Trung Quốc; Những ghi chép về tình hình mặt biển Quảng Đông Trung Hoa và mặt Biển Đông Việt Nam trong Đại Thanh thực lục, đối chiếu Đại Nam thực lục; Những ghi chép liên quan đến Biển đông Việt Nam trong phương chí Trung Hoa…
Những bài nghiên cứu của ông về tư liệu Trung Quốc liên quan đến Biển Đông Việt Nam được tập hợp và xuất bản thành sách Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc.
Ông đã được trao Giải Nghiên cứu của Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2015 vì những công trình nghiên cứu xuất sắc về Biển Đông.
6 Bảo Tàng Trung Quốc
Muốn hiểu về Trung Quốc mà chỉ dựa vào các tư liệu lịch sử là chưa đủ. Vùng đất Trung Hoa rộng lớn lưu giữ rất nhiều di tích và vô số văn vật lịch sử quý giá, đại bộ phận được trưng bày và sưu tầm trong các viện bảo tàng. Ở một góc độ nào đó có thể nói, những hiện vật tư liệu này có giá trị tri thức và ý nghĩa lịch sử nhiều hơn những tư liệu trên sách vở. Trung Quốc có 2.500 viện bảo tàng. Những viện bảo tàng được tuyển chọn kỹ lưỡng và giới thiệu trong cuốn sách này phần lớn là những đơn vị bảo tồn văn vật trọng điểm của quốc gia. Trong đó, có những viện được Tổ chức Liên hợp quốc liệt kê vào danh sách Di sản Văn hóa thế giới. Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ trở thành một kim chỉ nam hướng dẫn cho các bạn.
7 Gã Khổng Lồ Mất Ngủ
Gã khổng lồ Trung Quốc đã trỗi dậy trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, thách thức tất cả các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Nhưng giới lãnh đạo nước này lại đang bất an hơn bao giờ hết: có thể duy trì quyền lực được bao lâu khi phải gắng gượng tuyệt vọng để lãnh đạo một đất nước rối bung do những thay đổi kinh tế gây ra.
Canh cánh mối bất an này, đặc biệt sau khi thoát khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc Thiên An Môn năm 1989, giới lãnh đạo Trung Quốc hết sức chú ý đến cái mà họ gọi là “ổn định xã hội”. Và trên cơ sở này mà Trung Quốc đã xử lý theo cách của họ các vấn đề trong nước như biểu tình của quần chúng, bất ổn nông thôn, xung đột sắc tộc, sự chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo, truyền thông thời đại internet… và các vấn đề đối ngoại với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan.
Cuốn sách Gã khổng lồ mất ngủ của Susan Shirk đã cung cấp một hiểu biết chân thực và sâu sắc về chính trị Trung Quốc. Đây có thể là một tham khảo đặc biệt quan trọng cho các nhà chính sách của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, nhằm đưa ra chính sách phù hợp để Trung Quốc đóng tròn vai một cường quốc có trách nhiệm trên thế giới như nước này tuyên bố.
8 Chính Sử Trung Quốc Qua Các Triều Đại – 350 Vị Hoàng Đế Nổi Tiếng
Cuốn sách “350 vị Hoàng đế Trung Hoa” trên cơ sở tôn trọng những tài liệu lịch sử có tính chất chân thực, khoa học, lấy sự hưng suy của các triều đại làm nội dung chính, tái hiện lại chân dung của 350 vị hoàng đế Trung Quốc trong suốt hơn 2000 năm từ Tần Thuỷ Hoàng đến Tuyên Thống.
Cuốn sách ghi chép năm sinh, năm mất, nguyên nhân thịnh suy, nơi mai táng và vai trò lịch sử của từng vị vua; đồng thời miêu tả sinh động tính cách của họ, những chuyện bí mật về cuộc sống sinh hoạt trong cung đình. Ngoài ra, còn có thêm những bình luận về sử gia về công và tội của vị vua đó đối với lịch sử nhằm xây dựng nên những hình tượng hoàng đế thời cổ đại toàn diện và chân thực nhất, thông qua đó thể hiện một phần diện mạo thaăg trần của lịch sử Trong Quốc.
Đặc điểm lớn nhất của cuốn sách này là dung hòa giữa tính chất lịch sử, tính chất truyện kể và tính bảo tồn. Trong dòng chảy kỳ vĩ của lịch sử, sinh mệnh của mỗi vị vua chỉ như một ánh sao băng vụt loé sáng. Nhưng những ghi chép trong thư tịch lại có thể trường tồn cùng thời gian…giúp người đọc hiểu tường tận lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc.