TOP 5 bộ phim tài liệu hay và ý nghĩa nhất

0
1596
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu quá lười đọc sách, hãy xem phim tài liệu. Chỉ mất vài chục phút với mỗi bộ phim có thể thâu tóm được những bài học xương máu về cuộc sống. Điểm qua 5 bộ phim tài liệu hay và ý nghĩa nhất dưới đây nhé!

1. Into the Inferno

Tác phẩm điện ảnh Into The Inferno được quay dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Clive Oppenheimer hợp tác cùng Werner Herzog. Bộ phim thuộc thể loại phim tài liệu này được công chiếu ra mắt khán giả vào năm 2016. Nội dung của Into The Inferno kể về một chuyến đi toàn cầu trong cuộc tìm kiếm núi lửa và các nghi lễ của con người, và vô sô ảnh chụp của macma sôi hay khói cuồn cuộn trên vực thẳm là những cảnh được ghi lại. Bộ phim là sự cân bằng giữa một bộ phim tài liệu thiên nhiên với các cảnh quay đẹp và luận thuyết triết học. Cả hai khía cạnh này được ghi lại qua những cảnh tường thuật mang đậm phong cách Herzog: “Thật khó để rời mắt khỏi cảnh cháy bỏng rằng sâu dưới chân chúng ta ở khắp mọi nơi, nó muốn nổ tung ra và không thể quan tâm đến những gì chúng ta đang làm ở đây”.

2. The Birth of Saké

The Birth of a Nation là tác phẩm mới lấy chủ đề về quá khứ đẫm máu của nước Mỹ – thời kỳ người da đen sống trong cảnh phục tùng người da trắng đầu thế kỷ 19. Nếu 12 Years a Slave (đoạt Oscar hồi 2013) nói về sự cam chịu và thống khổ, The Birth of a Nation kể câu chuyện về một cuộc cách mạng nhân quyền.

3. Weiner

Bộ phim miêu tả cuộc sống của hạ nghị sỹ New York Anthony Weiner thời điểm trước, trong và sau khi bê bối tình dục của ông bị rò rỉ. Cuộc sống của Weiner hoàn toàn bị đảo lộn: sự nghiệp chính trị đi tong, bị báo giới săn đuổi, gia đình và bạn bè xa lánh. Tuy nhiên, với bản tính hóm hỉnh và lạc quan, cuộc sống của Weiner không tồi tệ như mọi người tưởng…

4. Shoah (1985)

Trong tiếng Do Thái thì Shoah có nghĩa là diệt chủng. Và đúng như tên gọi của mình, bộ phim tài liệu này làm về chủ đề nạn diệt chủng người Do Thái của Đức quốc xã. Xuyên suốt chiều dài của bộ phim là chuyến du hành thời gian đến một trong những thời kỳ đen tối của thế kỷ 20. Phần lớn của bộ phim là những cuộc phỏng vấn được tiến hành mà đối tượng là các nạn nhân may mắn còn sống sót sau nạn diệt chủng và các cựu sĩ quan của Đức quốc xã, là những chuyến đi tới các khu vực phải hứng chịu thảm họa diệt vong, bao gồm 3 trại tập trung lớn ở đây. Điểm đặc biệt của bộ phim này đó là rất nhiều những cuộc phỏng vấn xuất hiện trong tác phẩm này đều được quay bằng những chiếc máy quay dấu kín.

5. Sans Soleil (1983)

Không mặt trời, bộ phim năm 1983 của đạo diễn Chris Marker là một phim tài liệu hư cấu, đặt ra những câu hỏi về sự xuất hiện, kí ức và lịch sử. Trong phim của Marker, những hình ảnh là thực, còn âm thanh là được sáng tạo. Mỗi yếu tố đều có câu chuyện thật riêng của nó.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN