TOP 8 thực phẩm ngăn ngừa bệnh do thời tiết thay đổi thất thường

0
1593
Vật Phẩm Phong Thủy

Thời tiết giao mùa là nguồn gốc cho những bệnh vô cùng khó chịu. Và dưới đây là 8 thực phẩm nên ăn khi giao mùa để khỏe mạnh hơn.

1. Súp gà

Súp gà là loại thực phẩm có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị cảm cúm thông thường. Với đặc tính kháng khuẩn, loại thực phẩm này dễ dàng trở thành món đồ ăn thích hợp, giữ ấm cơ thể mỗi khi gặp cảm cúm.

Theo nhận định của chuyên gia dinh dưỡng Andrea Moss (New York, súp gà giúp cơ thể giữ đủ nước, rất tốt khi bạn bị mất nước vào mùa đông khô lạnh hay bị bệnh theo mùa. Món này giàu khoáng chất, từ magiê đển phốt pho, lưu huỳnh. Thêm vào đó, nó cũng chứa các axit amin như glycine, arginine và proline, có tác dụng chống viêm cho toàn cơ thể.

2. Cá biển

Trong cá biển rất giàu acid béo omega 3 và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh các axit béo trong cá biển có tác dụng kháng viêm, tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch. Kẽm có khả năng chống lại rất nhiều dạng rhinovirus gây cảm cúm, có đặc tính thúc đẩy hệ miễn dịch. Hãy đưa cá biển vào thực đơn hàng ngày của bạn nhé.

3. Các loại quả mọng

Có rất nhiều loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu đen… và mỗi loại trong số chúng đều có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta. Quả mọng là nguồn chất chống oxy hóa giống như những vệ sĩ nhỏ bảo vệ tế bào khỏi bị hư tổn, có thể dẫn đến lão hóa và bệnh tật.
Màu đỏ, màu đen của các loại quả mọng có tác dụng kích thích sức mạnh bảo vệ cơ thể. Quả dâu tây có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Quả mâm xôi có tác dụng chống viêm nhiễm.

4. Củ nghệ

Củ nghệ, một loại gia vị kỳ diệu, đồng thời mang lại lợi ích vi diệu cho sức khỏe. Việc ăn hằng ngày củ nghệ sẽ giúp cơ thể loại bỏ mọi độc tố ra bên ngoài. Củ nghệ có thể ngăn ngừa và điều trị sự nhiễm trùng và viêm. Một ly sữa ấm với một thìa cà ri là thức uống tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng liều lượng phù hợp bởi nếu tiêu thụ củ nghệ quá mức cho phép sẽ mang lại tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu… Nhất là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú để đề phòng tác hại ngoài ý muốn với trẻ.

5. Gừng

Bạn có thể dùng gừng để giảm nhẹ tình trạng đau họng, cúm, cảm lạnh hoặc các cơn đau mạn tính. Giống như tỏi, gừng cũng là nguyên liệu được dùng trong nhiều món ăn. Dùng thường xuyên có thể giúp kiểm soát tình trạng cảm lạnh để bệnh không tiến triển nặng.

6. Tỏi

Tỏi không chỉ được sử dụng để tăng hương vị cho nhiều món ăn mà còn tăng cường khả năng miễn dịch. Tỏi có khả năng chống lại nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi những thay đổi thời tiết.

7. Quả óc chó

Các chuyên gia y khoa Đức khuyến khích mọi người nên thay đổi thói quen sử dụng những loại bánh ngọt và snack khi đói sang loại quả này. Vỏ hạnh nhân là sự kết hợp của các chất chống oxy hoá và vitamin E. Hai loại chất này có khả năng bảo vệ tế bào không bị tổn thương bởi các gốc tự do.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu từ các nhà khoa học Đức cũng cho thấy hạnh nhân ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch gây ra bởi Cholesterol và thúc đẩy sức khoẻ tim mạch.

8. Bông cải xanh

Bông cải xanh nguồn giàu chất chống oxy hóa tuyệt vời bởi các vitamin bao gồm A, C và E. Cùng với các chất dinh dưỡng này, Sulforaphane trong bông cải xanh kích thích một loạt các yếu tố bảo vệ chống oxy hóa trong cơ thể của bạn, có thể trực tiếp làm giảm căng thẳng và làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch. Không những vậy, Sulforaphane được các nhà khoa học ghi nhận có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u. Để hấp thụ tối đa dưỡng chất mà bông cải xanh mang lại, lời khuyên dành cho bạn là nên ăn sống và đừng luộc quá kỹ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN