Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các nghề hot thuộc ngành Khoa học – Công nghệ – Môi trường
1 ngành Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý (HTTQL) là ngành học về con người, công nghệ, tổ chức và mối quan hệ giữa các yếu tố này.Với sự hiểu biết và khả năng kết nối giữa các đối tượng khác nhau trong tổ chức, nền tảng công nghệ và kiến thức quản trị tốt, các chuyên viên HTTTQL giúp triển khai và tích hợp công nghệ vào các hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và mềm mại hơn.
2 nghề Kỹ thuật phần mềm
Ngành kỹ thuật phần mềm là một ngành chuyên sâu của ngành công nghệ thông tin, tạo ra những quy trình, những phần mềm ứng dụng vào cuộc sống của con người. Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công, nhàm chán, các quy trình hoạt động được tối ưu hóa, giảm thiểu các sai sót.
3 Chuyên viên IT
Cơ hội việc làm rộng mở Theo dự báo của Xively (Công ty chuyên cung cấp giải pháp, dịch vụ về các thiết bị kết nối trên phạm vi toàn cầu), đến năm 2020, thế giới có 40-80 tỷ thiết bị kết nối với nhau. Trung bình mỗi người sẽ sử dụng 10 thiết bị kết nối Internet, từ máy tính, điện thoại thông minh đến xe ô tô và các thiết bị gia dụng. Dự báo cho biết thêm, 74% quản lý cấp cao của các doanh nghiệp cho rằng mạng lưới vạn vật kết nối Internet IoT (Internet of Things) sẽ đóng một vai trò quyết định đối với thành công của doanh nghiệp; 95% quản lý cấp cao mong muốn công ty họ sẽ triển khai ứng dụng IoT trong tương lai gần. Khi đó, vai trò của chuyên viên IT rất quan trọng, không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt, an toàn của hệ thống mạng, mà quan trọng hơn là xây dựng các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trên hệ thống mạng nhằm khai thác tối đa các thiết bị, giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh.
4 ngành Mạng máy tính
Làm sao xây dựng hệ thống thông tin có thể xử lý một khối lượng rất lớn thông tin một cách hiệu quả và chính xác để thành phố thật sự gọi là “thông minh”? Ngoài ra, cũng phải kể đến việc làm sao ngăn chặn những phần tử xấu trong xã hội làm phương hại đến quá trình vận hành của thành phố như thay đổi dữ liệu, ăn cắp thông tin, tấn công các hệ thống làm chúng không thể hoạt động,…
5 Lập trình di động
Sự phát triển mạnh mẽ đó kéo theonhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Lập trình di động (mobile programming) tăng nhanh. Theo Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực TP.HCM: Trong 06 tháng đầu năm 2014, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chiếm trên 7% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu nhân lực Lập trình di động chiếm đến 15% tổng nhu cầu nhân lực CNTT, và có xu hướng tăng cao trong 06 tháng cuối năm 2014.Ông Trần Anh Tuấn, quyền giám đốc trung tâm này cho biết thêm: “Dự kiến mỗi năm, TPHCM cần khoảng 16000-20000 việc làm CNTT. Riêng ngành lập trình di động cần khoảng 2000-2500 chỗ. Toàn khu vực phía Nam cần hơn 10.000 chỗ”.
6 Ngành Toán ứng dụng
Khi nhắc về ngành Toán ứng dụng, chắc hẳn nhiều bạn trẻ sẽ nghĩ đây là một ngành học “khô cứng”, khó tìm việc làm trong các doanh nghiệp,vì đây là những ngành học liên quan đến tính toán các con số và đòi hỏi năng lực tư duy cao nên đã từ bỏ ý định đi theo ngành này.
7 Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là một lĩnh vực rộng. Sự phân chia đơn giản, dễ hình dung về lĩnh vực này là gồm hai mảng: phần cứng (như là màn hình máy tính, ổ cứng, chip,…) và phần mềm (word, excel, power point, photoshop, unikey,…). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân chia lĩnh vực này thành những chuyên ngành sâu như: lập trình, bảo mật mạng, quản trị mạng, kiểm thử, kỹ thuật phần mềm, phân tích hệ thống máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu,… Vì vậy, có thể nói CNTT là con đường được phân thành nhiều làn, nhiều luồng.
8 Điện tử – Viễn thông
Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v… Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.
9 Công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường (CNMT) là một chuyên ngành khá mới mẻ, có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh – lý – hoá học.