Top 5 nghề hot nhất hiện nay thuộc nhóm ngành Kinh Tế

0
2264
Vật Phẩm Phong Thủy

Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các nghề hot thuộc ngành Kinh Tế

1 Kiểm toán
Kiểm toán bắt nguồn từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng Latin. Điều thú vị, từ này có nghĩa là “người nghe”.

Vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, chính quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả kiểm tra.

Từ đó cho đến nay, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến đối với các báo cáo tài chính.

Phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng.

Chẳng hạn, khi kiểm toán về thông tin, nhân viên kiểm toán sẽ hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu. Còn kiểm toán hiệu quả là kiểm tra, đánh giá các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh như mua bán, sản xuất hay dịch vụ…

2 Tài chính Ngân hàng
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nguồn nhân sự trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng không bao giờ là đủ. Tài chính Ngân hàng được dự đoán là ngành học thu hút rất nhiều sự quan tâm của thí sinh và đa phần các trường Đại học đều đào tạo chuyên ngành này.

Ở bất kỳ thời đại nào, trong bất cứ xã hội nào, đồng tiền luôn giữ vai trò chủ chốt, nó có sức mạnh vô hình lẫn hữu hình. Đặc biệt là trong nền kinh tế, đồng tiền có thể làm biến động hoặc xoay chuyển tình hình, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, điều khiển toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Song hành với điều đó, ngành tài chính không đơn thuần là một ngành nghiên cứu về sự luân chuyển, phân phối của tiền tệ mà còn là một ngành then chốt và đầy triển vọng của nền kinh tế, nó có thể được xem là huyết mạch của nền kinh tế.

3 Chuyên viên phân tích đầu tư
– Nghiên cứu thị trường về lĩnh vực quản lý vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các quy định, điều luật có liên quan.

– Thu thập các thông tin về tài chính và đầu tư của các công ty, cổ phiếu, chứng khoán và các thông tin đầu tư khác.

– Xem xét và phân tích các thông tin đầu tư tài chính thu thập được.

– Sàn lọc thông tin, định giá, đánh giá cổ phiếu; đánh giá, phân tích rủi ro.

– Đánh giá các rủi ro và cơ hội đầu tư, xác định cơ hội đầu tư tốt nhất.

– Chuẩn bị các kế hoạch đầu tư cần thiết và các tài liệu đàm phán liên quan.

– Lập các hoạt động, hướng dẫn và thủ tục đầu tư cơ bản; đảm bảo các giao dịch được tiến hành theo đúng các hướng dẫn và thủ tục của công ty.

– Đảm bảo tuân thủ các hạn mức đầu tư, các thay đổi về quy định và chuẩn bị các báo cáo.

– Chịu trách nhiệm xác định và theo dõi các vấn đề về đầu tư để hổ trợ các (công ty) khách hàng.

4 Quản trị nhân lực
Tuyển chọn nhân sự, sắp xếp đúng người đúng việc, tổ chức công việc, quản lý hiệu quả hoạt động của người lao động, nâng cao năng lực của nhân viên… được xem là một trong những chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Người giữ chiếc chìa khóa ấy không ai khác là những nhà quản trị nhân sự. Công tác nhân sự tại doanh nghiệp đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách, có khả năng chuyên môn và tố chất phù hợp.

Công việc chính của phòng nhân sự thường rất đa dạng, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo nhân viên, công tác định mức lao động, mô tả công việc, theo dõi chấm công, tính lương, thực hiện các công việc liên quan đến bảo hiểm, giải quyết chế độ (thai sản, nghỉ việc, phúc lợi, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động…). Sự cần thiết và quan trọng của bộ phận nhân sự còn thể hiện ở việc định hướng và quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Nghiên cứu những công ty được đánh giá là biết “thực hành nhân sự tốt nhất” (HR Best Practice) ở khu vực Đông Nam Á chỉ ra rằng, cứ khoảng 100 người lao động trong công ty thì cần một nhân viên nhân sự. Nếu đem chỉ số này áp dụng tại TP HCM, nơi có khoảng 138.000 doanh nghiệp đang hoạt động với khoảng 1 triệu người lao động thì phải cần đến 10.000 nhân viên nhân sự thời điểm hiện tại. Thế nhưng, nguồn cung nhân viên nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng lẫn chuyên môn, dẫn tới tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân viên nhân sự có chất lượng cũng như nhà quản lý nhân sự giỏi và chuyên nghiệp.

5 Ngành marketing
Dù mới xuất hiện tại Việt Nam hơn 10 năm trở lại đây, nhưng marketing đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành phát triển nhanh và thu hút nhiều lao động. Nhiều chuyên gia dự báo, marketing đang là ngành “thời thượng”, nhu cầu nhân lực rất lớn.

Thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng. Có thể nói marketing đang là một ngành học “thời thượng” mà nhiều thí sinh mơ ước.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN